A. Câu hỏi cho 2 đội thi
Câu hỏi 1: Hãy cho biết Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào? Tại đâu ?
Đáp án: Ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Câu hỏi 2: Bạn hãy cho biết Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng
năm nào? Tại đâu?
Đáp án: Ngày 05/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng
Từ đó, Người đi... những bước đầu
Lênh đênh bốn biển, một con tàu
Cuộc đời sóng gió. Trong than bụi
Tay đốt lò, lau chảo, thái rau.
Cuộc hành trình 30 năm đằng đẵng, đi qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia, cuộc hành trình bắt đầu từ hai bàn tay trắng của chàng trai 21 tuổi - Văn Ba. Để đi đến ngày chiến thắng, Người đã phải làm một cuộc hành trình dài hơn tất cả mọi cuộc hành trình, đã học, đã đọc và đã làm tất cả những gì có ích để thực hiện khát vọng giải phóng nhân dân, giải phóng đất nước.
Câu hỏi 3: Vào năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được tác phẩm nào của V.I.Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo?
Đáp án: “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”
Đó là vào giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin đăng trên báo "Nhân Đạo" của Đảng Xã hội Pháp.
Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê nin
Tư tưởng đi đoàn kết giữa cách mạng vô sản ở các nước phương Tây với cách mạng thuộc địa được Lên nin nêu trong luận cương đã hé mở con đường cứu nước đúng đắn mà Nguyễn Ái Quốc đã phải bao năm xa nước để tìm tòi.Để rồi sau đó, mùa xuân năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập nên Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đây, toàn dân Việt Nam đã được tập hợp, đoàn kết dưới 1 ngọn cờ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Câu hỏi4: Hãy điền từ ngữ vào chỗ trống trong đoạn thơ sau đây của Tố Hữu
Ôi sáng xuân nay xuân…
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ
Đáp án: 41
Sau 30 năm ra đi, một ngày đầu năm 41, vị Cha già của chúng ta mới trở về, đặt chân lên mảnh đất Tổ quốc. Từ đây, Người là Hồ Chí Minh. Từ Pác Bó,Người đã lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam vào cuộc chiến đấu, hoàn thành thắng lợi công cuộc giải phóng dân tộc mình.
Câu hỏi 5: Cho đoạn thơ:
Lại thương nỗi: đọa đày thân Bác
Mười bốn trǎng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay... cánh hạc ung dung
“Mười bốn trăng tê tái gông cùm” được Tố Hữu nhắc đến trong đoạn thơ trên là nói về khoảng thời gian nào của cuộc đời Bác? Thời gian ấy Bác sáng tác tập thơ nào?
Đáp án: Từ 8/1942 - 9/1943, tập thơ Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù).
Tháng 8.1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc liên lạc với cách mạng ở đó, nhưng bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giữ trong hơn một năm. Trong tù, Người sáng tác tập thơ chữ Hán nổi tiếng "Nhật Ký Trong Tù" gồm 133 bài thơ phần lớn là tứ tuyệt.
(“Quê hương nghĩa trọng tình cao/ Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”.
Câu 6: Xin mời hai đội chơi nghe một đoạn băng ghi âm và trả lời câu hỏi
(Nghe đoạn âm thanh về Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, nếu máy trục trặc ko phát được, thì Huấn đọc luôn đoạn này
Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp cũng nói: “ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là nhuwg lẽ phải mà không ai có thể chối cãi được”.)
Đây là đoạn ghi âm Bác Hồ đọc văn bản nào?Vào ngày nào?tại đâu?
Đáp án: Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử
(Chúng ta hãy nhớ lại thời khắc thiêng liêng đó)
Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!
Bản TNĐL có ý nghĩa khai sinh ra nước Việt nam mởi, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc.
Câu hỏi 7: Mời các em nghe bài hát sau đây và cho biết bài hát nói về chiến dịch nào? Chiến dịch ấy kết thúc thắng lợi vào ngày tháng năm nào?
(Giải phóng Điện Biên bộ độ ta tiến quân trở về, giữa mùa hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui. Bản mường xưa nương lúa mới trồng, kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa. Dọc đường chiến tháng ta tiến về, đoàn dân công tiền tuyến vẫy chào pháo binh vượt qua.)
Đáp án: Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954
Ngày 7/5/1954 lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” tung bay trên nóc hầm Đờ-cát-xtơ-ri kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp trường kì của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh và thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là chiến dịch “ Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đưa đến việc ký hiệp định Genève, lập lại hòa bình ở Đông Dương
Câu hỏi 8: Em hãy cho biết 5 điều Bác Hồ dạy được viết vào năm nào? Nhân
dịp nào ?
Đáp án: Năm 1961,nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (Mời 1 HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy)
5 điều Bác hồ dạy là:
1. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Đó là những lời dạy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc mà các bạn đội viên và tất cả chúng ta luôn ghi nhớ trong lòng.
Câu hỏi 9: Hai câu thơ sau được Bác viết trong văn bản nào:
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay.
Đáp án: “Di chúc”.
Đây là những câu thơ Bác viết trong Di chúc. Vào những năm cuối đời, mặc dù tuổi cao. Người vẫn ra sức làm việc, mang hết tâm huyết ra lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cảm thấy sức yếu, năm 1968 Người viết Di chúc, thể hiện sự quan tâm của mình đến mọi người và niềm tin vào thắng lợi.
Câu hỏi 10: Tháng 11.1987, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Tổ chức Giáo Dục, Khoa học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận danh hiệu gì?
Đáp án: Danh Nhân Văn Hóa thế giới
B. Câu hỏi dành cho khán giả
Câu 1: Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra vào thời gian nào?
Đáp án: Chiến dịch diễn ra từ ngày 26/4/1975- 30/4/1975, là một chiến dịch quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam
Câu 2: Mệnh lệnh nổi tiếng trong chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí Minh sau đây là của ai?
“ Thần tốc, tần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”
Đáp án: Đây là mệnh lệnh của đại tướng Võ Nguyên Giáp
Câu 3: Chiến dịch Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là gì?
Đáp án: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định.
Câu 4: Chiếc xetăng nào húc đổ cổng dinh Độc lập trưa 30/4/1975?
Đáp án: Chiếc xetăngT59 mang số hiệu 390.
Câu 5: Ai là người đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc lập vào lúc 11h30 phút ngày 30/4/1975?
Đáp án: Bùi Quang Thận (1948-2012), một đại đội trưởng của Quân đội nhân dân Việt nam