Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 10360082
Đang trực tuyến : 4938


 
 
Giảng dạy
NHỮNG NỘI DUNG CẦN CHUẨN BỊ CHO CÁC KỲ THI GIÁO VIÊN GIỎI

Thưa toàn thể thầy cô!

     Là một GV,  khi tham gia bất kỳ một kỳ thi nào cũng là một khó khăn không nhỏ bởi lẽ ngoài việc đảm nhiệm những công việc hàng ngày đó là giảng dạy và quản lý học sinh, GV còn phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí cho các tiết dạy thi. Chính vì vậy khi được giao nhiệm vụ GV thường có tâm lí chung là lo lắng, băn khoăn và có thể nói đôi khi còn thấy "sợ" và "ngại"

     Để giảm bớt những áp lực trên BGH nhà trường đã có cuộc trao đổi với một số GV có kinh nghiệm trong thi cử để đưa ra các bước chuẩn bị cho các kỳ thi GVG như là những gợi ý để các thầy cô đang chuẩn bị thi hoặc sẽ thi trong thời gian tới cùng tham khảo .

                 Tôi tạm sắp xếp là có 7 bước để chuẩn bị cho một kỳ thi GVG

Thứ nhất: Chuẩn bị tốt tâm thế cho kỳ thi

- Dự giờ một số đồng nghiệp cùng môn hoặc khác môn có phương pháp dạy tốt trong trường và cả ngoài trường

Thứ 2: GV cần nghiên cứu kĩ và chuẩn bị đầy đủ các thủ tục để tham gia dự thi

- Đây là kỳ thi tích hợp, liên môn hay kỳ thi GVG thông thường

- Hình thức thi: gồm những hình thức nào -  Lý thuyết, thực hành…

- Thời gian dự kiến thi để chủ động các khâu chuẩn bị

- Lựa chọn khối và lớp thi cho phù hợp

Thứ 3: Phân bố thời gian chuẩn bị hợp lí cho các nội dung thi

    Thông thường hiện nay thi GVG có các hình thức thi: Lý thuyết, thực hành

Thứ tự các khâu chuẩn bị:

1. Hồ sơ chuyên môn: các loại sổ sách mà nhà trường vẫn kiểm tra theo định kỳ

2. Các nội dung thi lý thuyết: Luật giáo dục, Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS, THPT (Cấp Huyện đối với cấp 2, cấp TP đối với cấp 3), kiến thức lý thuyết chuyên môn: giải đề và cho thang điểm phù hợp với nội dung.

3. Đề cương SKKN (Nếu hoàn thiện thì càng tốt)

4. Nghiên cứu PPCT chuẩn về thời điểm thi theo các trường công lập (cho phép lựa chọn sớm hơn hoặc nhanh hơn 1 tuần so với PPCT của Bộ)

5. Chuẩn bị 02 bài giảng

- Bài tự chọn: Hoàn thiện sớm để giảng thử

- Bài bốc thăm, bài thực hành: chuẩn bị phần khung cho 02 bài

Thứ 4: Lên kế hoạch về sự hỗ trợ của nhóm, Tổ, Nhà trường

01 Đ/C đi thi là sự góp sức của cả một tập thể do đó vai trò của tổ trưởng, tổ chuyên môn là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của Đ/c được cử đi thi nhưng để có được sự hỗ trợ đó thỉ bản thân các Đ/C dự thi cũng cần chuẩn bị những định hướng cụ thể

 * Đối với tổ chuyên môn:

+ Thể hiện ý tưởng của bài dự thi sau đó xin ý kiến của các Đ/C trong tổ

+ Phần chuẩn bị các thí nghiệm

+ Các đoạn phim tư liêu, tranh ảnh

+ Lồng tiếng…

+ Tập cho các nhóm học sinh…

  GV đi thi phải có phương án cụ thể có như vậy Tổ trưởng mới phân công mỗi thành viên trong tổ một việc cụ thể

* Đối với nhà trường: hỗ trợ về phòng máy, thiết bị dạy học, thiết kế bài giảng (GV tin)…

Thư 5: Nghiên cứu chọn bài cho phù hợp: Có 02 hướng chọn bài

Cách chọn 1: GV Chọn một bài dễ dạy, đã có nhiều giáo viên dạy thành công do đó

* Ưu điểm:  Tư liệu rất phong phú, Người dạy thấy tự tin, đồng nghiệp thấy bài đó dễ chịu, hấp dẫn, nếu tạo được điểm nhấn thì chắc chắn mức độ đánh giá từ BGK sẽ rất an toàn.

* H/C: - Khó tạo được bước đột phá, thậm chí có bài dạy chúng tôi thường gọi đó là những bài đã quá "nổi tiếng", "các cây đa, cây đề " đã thành công rực rỡ do đó để vượt qua các bậc tiền bối đó quá là một khó khăn không nhỏ đối với người thi;

- GK đi chấm cũng đã hiểu rất sâu với nội dung đó do đó cũng rất dễ nhận ra những điểm sơ suất của người dạy để trừ điểm.

Bài thi an toàn nhưng khó tạo ra bước đột phá (Khó vào vòng 2)

Cách chọn 2: GV chọn một bài khó, có những bài có thể chưa có giáo viên nào chọn thi

- Cơ hội tạo nên bước đột phá sẽ nhiều hơn nhưng khó khăn cũng rất nhiều

- Tự liệu ít, rất khó để tìm được tư liệu phù hợp do đó tư liệu và thiết bị dạy học thường phải do chính GV tự làm, tự xây dựng.

-  Đồng nghiệp dự giờ thường thấy bài vừa dài vừa khó, tâm lý người dạy dễ rơi vào trạng thái lo lắng thậm trí nản lòng

- Có những thành viên BGK thậm chí chưa nghiên cứu sâu về vấn đề này nên khi nhận xét  cũng rất khắt khe, tạo nên một sự tranh cãi ngay trong chính bản thân trong BGK

- Cách chọn thứ 2 yêu cầu người thi phải có kiến thức sâu về phần này, phương pháp áp dụng phải mới, tư liệu DH phải "Sắc"

Phương án này được đánh giá là: mạo hiểm nhưng có thể sẽ tạo ra một bước đột phá

       Ngoài 02 cách lựa chọn trên sẽ có thêm một vài cách chọn bài khác nữa nhưng tôi nghĩ rằng đây cũng là 2 phương án mà các thầy cô thường gặp phải trong quá trình chọn bài thi

Thứ 6: Chuẩn bị kĩ bài dạy: Đây chính là khâu quan trọng nhất

* Chuẩn bị tốt phần khởi động: có 08 cách động

1. Hình ảnh, clip

2. Tuyên bố số liệu gây sốc

3. Kể chuyện

4. Thông tin thời sự

5. Phỏng vấn nhanh

6. Đặt câu hổi tu từ

7. Sử dụng danh ngôn, nhận định

8. Trò chơi.

Là khâu quan trọng gây được tâm thế tốt trước khi vào bài học, lấy được cảm tình của BGK

* Chuẩn bị nội dung kiến thức đáp ứng yêu cầu bài dạy

- Soạn giáo án word hoàn chỉnh

- Sâu chuỗi tư liệu ứng với từng phần

- Phương pháp thể hiện từng nội dung

- Hệ thống câu hỏi từng phần

- Tạo tình huống tốt trong bài dạy (tạo tính huống sai để GV sửa lỗi)

- Hoàn thành  POWER POINT

- Viết lời cho toàn bộ bài

- Ấn định thời gian dạy thử: Sắp xếp thời gian dạy thử sớm để các tổ góp ý và hoàn thiện bài.

 Thứ 7: Chuẩn bị tốt tâm lý thi cử: Bình tĩnh, tự tin, căn thời gian hợp lý, tạo không khí lớp học.

   Trên đây là những bước cơ bản nhất để chuẩn bị cho một  kỳ thi GVG mà tôi và một số đồng nghiệp đã rút ra để tất cả các thầy cô cùng trao đổi và thảo luận để cùng tìm ra một những quy trình tốt nhất cho các kỳ thi GVG sắp tới.

                             Chúc các thầy cô thành công trong kỳ thi GVG năm học 2014 – 2015

                                                                     Hà Nội, ngày 15/9/2014

 

                       Phó Hiệu trưởng

 

 

                                                                     Nguyễn Thị Ninh



Tin khác
KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học
QUYẾT ĐỊNH Về việc khen thưởng tập thể, CB, GV, NV năm học 2013 - 2014
DANH SÁCH KHEN THƯỞNG TẬP THỂ NĂM HỌC 2013 - 2014
DANH SÁCH KHEN THƯỞNG CÁ NHÂN ĐẠT DANH HIỆU LAO ĐỘNG XUẤT SẮC NĂM HỌC 2013 - 2014
DANH SÁCH KHEN THƯỞNG CÁ NHÂN ĐẠT DANH HIỆU LAO ĐỘNG XUẤT SẮC NĂM HỌC 2013 - 2014
DANH SÁCH KHEN THƯỞNG CÁ NHÂN ĐẠT DANH HIỆU LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN NĂM HỌC 2013 - 2014
DANH SÁCH KHEN THƯỞNG CÁ NHÂN GVCN NĂM HỌC 2013 - 2014
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC KIỂM TRA NĂM HỌC 2014 - 2015
Lịch họp giáo vụ khối trường THPT
Lịch kiểm tra giữa học kỳ I - năm học 2013 - 2014
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân