Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 10353865
Đang trực tuyến : 3788


 
 
Công tác chủ nhiệm
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT.

1. Giải pháp trong giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh

          Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống có thể coi là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mọi thời đại, nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, khi mà tác động của nền kinh tế thị trường có thể làm thay đổi tất cả, có thể làm đảo lộn mọi giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

          Vậy giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh bằng cách nào? Chắc chắn không thể giáo dục các em bằng những bài thuyết trình, những kiến thức mang tính chất quá hàn lâm, quá giáo điều, khô khan. Cũng không thể giáo dục các em bằng những nội quy cứng nhắc, áp đặt các em tuân thủ những quy định bất di bất dịch. Cá nhân tôi thiết nghĩ, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh phải bằng chính đạo đức, kĩ năng của người thầy; phải có năng lực cảm hoá, am hiểu tâm lí học sinh, biết vận dụng kiến thức bộ môn và tổ chức có hiệu quả giờ sinh hoạt lớp.

2. Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh bằng lòng yêu thương, chia sẻ.

          Với cương vị của người giáo viên chủ nhiệm lớp,đầu tiên tôi muốn dạy học trò của mình là lòng biết ơn: biết ơn cha mẹ, thầy cô, biết ơn những vị anh hùng hy sinh cho dân tộc, biết ơn cuộc sống…Bởi chỉ khi con người ta biết tri ân thì mới biết sống sao cho xứng đáng với sự tri ân đó: nói lời hay, làm việc tốt, bằng những hành động và việc làm tốt đẹp đáp lại những người mình tri ân. Tôi cũng sẽ dạy học trò biết yêu thương đồng loại, biết sẻ chia với những buồn đau, mất mát của người khác. Bởi khi có tình thương con người sẽ không thể gây tội ác, không trở nên vô cảm. Tôi cũng sẽ truyền cho học trò tình yêu quê hương, đất nước, gia đình. Vì khi biết trân trọng cội nguồn, con người ta sẽ ý thức hơn trước những việc mình sẽ làm. Tôi dạy học trò biết chođi trước khi muốn nhận về. Biết yêu cái đẹp, cái thiện, căm ghét cái xấu xa, tàn ác, biết đấu tranh bênh vực kẻ yếu. Tôi cũng dạy cho các em một số kĩ năng cơ bản cần có trong cuộc sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị…

          Tất cả những điều đã nói ở trên không phải những tham vọng viển vông hay khoa trương thái quá, thực sự tôi đã và đang dạy học trò lớp mình chủ nhiệm tất cả những điều đó. Có nhiều cách tôi đã vận dụng để truyền đạt thông điệp của mình: như thông qua trò chuyện cởi mở chân thành với các em về mọi vấn đề của cuộc sống, thông qua các buổi sinh hoạt lớp theo chủ đề, thông qua các bài học. Không chỉ dạy học trò, tôi còn tạo cơ hội cho các em được bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về những vấn đề đạo đức, lối sống thôngqua những câu chuyện thực tiễn.

3.  Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh bằng tâm lí sư phạm và nghệ thuật cảm hoá.

Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có kinh nghiệm, phải am hiểu về tâm lí học lứa tuổi. Học sinh THPT chủ yếu ở lứa tuổi 15 đến 18, được coi là bước ngoặt từ trẻ con thành người lớn (dở trẻ con dở người lớn). Đây cũng là lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lí: Cái tôi phát triển, muốn được khẳng định mình, muốn làm theo ý thích của bản thân, xuất hiện tình cảm với bạn khác giới, có thái độ chống đối khi bị nhắc nhở... Vì thế, giáo viên vừa phải là cô giáo, vừa là mẹ, vừa là chị, vừa như một người bạn. Đồng thời lại phải là một nhà tâm lí tài ba, nắm bắt mọi biến thái tinh vi trong nội tâm học trò.  Luôn gần gũi, quan tâm, chia sẻ với các em tạo cho học sinh niềm tin tưởng tuyệt đối với thầy cô chủ nhiệm. Từ đó các em sẵn sàng tâm sự, chia sẻ với thầy cô những tâm sự, khúc mắc, thậm chí cả những bí mật của bản thân các em, của lớp. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm cần dành sự quan tâm đặc biệt đến học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: nhà nghèo, mồ côi cha mẹ, ốm đau…Với những học sinh này, giáo viên thường xuyên hỏi thăm, động viên, thậm chí chia sẻ cùng các em phần nào những khó khăn trong cuộc sống. Cách thức để giúp đỡ cũng phải hết sức tế nhị, khéo léo tránh làm tổn thương lòng tự trọng của các em.

Bằngkinh nghiệm tìm hiểu đối tượng học sinh, tôi nhận thấy:Học sinh lớp 10, suy nghĩ còn nhiều nét trẻ con nên thích được khen hơn là bị chê, ưa động viên khích lệ, luôn muốn được biểu dương. Vì thế, biện pháp của giáo viên  chủ nhiệm là có cương có nhu, nghiêm khắc nhưng cũng phải nhẹ nhàng, mềm mỏng. Trước những hành vi không đúng của các em cần kiên trì, khuyên bảo dần dần, trước việc làm tốt cần khen ngợi kịp thời. Lên đến lớp 11 - 12, suy nghĩ của các em lớn hơn một chút, giáo viên cần có sự đánh giá công bằng, khen chê, thưởng phạt phải đúng, nhưng cương rồi lại nhu, không bao giờ tạo không bao giờ tạo không khí căng thẳng quá mức…Tìm hiểu tâm lý lứa tuổi còn giúp giáo viên nắm được đặc điểm tính cách, nhu cầu, nguyện vọng cũng như những bất thường trong ứng xử của các em để kịp thời uốn nắn. Khi cần thiết, giáo viên chủ nhiệm phải trẻ hóa bản thân để hiểu học trò vì chỉ thực sự hiểu các em mới giáo dục được các em (Có thể trò chuyện với các em về tất cả các lĩnh vực như: Người mà em ngưỡng mộ nhất là ai? Sở thích của em là gì? Trò chuyện với các em về âm nhạc, điện ảnh, thời trang, phong cách). Muốn trở thành người bạn lớn của học trò, giáo viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi, làm giàu thêm cho mình những kiến thức về cuộc sống.

Đối với những học sinh có tố chất thông minh, nhưng cá tính, giàu lòng tự trọng, nhạy cảm thì giáo viên chủ nhiệm phải cảm hóa bằng lời nói, việc làm cụ thể. Dành nhiều thời gian tâm sự, khích lệ, động viên các em phát huy ưu điểm của bản thân, đôi khi chỉ là những tin nhắn có tác dụng cổ vũ trước mỗi kì thi như: Em hãy cố gắng lên nhé! Cô tin em sẽ làm được! Cô luôn nghĩ em có thể làm tốt hơn thế! Cô rất tự hào về em!… Khi cần thiết có thể giao một trọng trách nào đó trong lớp để các em có cơ hội được thể hiện mình.

Với học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải là người thầy người cô gần gũi nhất, sẵn sàng chia sẻ khi học sinh cần, giải quyết thắc mắc, cùng học sinh tháo gỡ khó khăn, tạo ở các em niềm tin tưởng tuyệt đối, tuân thủ phương châm khi học sinh cần cô có, việc gìkhó có cô ngay. Nhưng cũng rất nghiêm khắc trước vi phạm của trò, đối xử công bằng với các trò. Cố gắng để trở thành người học trò kính nể mà vẫn yêu quý. Cố gắng dành thời gian lắng nghe ý kiến, tâm sự của học trò, tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến cho trò mắc khuyết điểm. Với các biện pháp này, tôi đã khiến học sinh của mình rất sợ khi mắc lỗi, hầu hết các em đều chia sẻ: Khi em mắc sai lầm em rất lo lắng, không phải sợ cô phạt mà sợ cô buồn  vì em. Và để được luôn nhìn thấy tôi cười, học sinh lớp tôi ngày một ngoan hơn, có ý thức hơn trước việc làm của mình. Đây là điều tôi nhận thấy, mình thật sự thành công trong quá trình chủ nhiệm.

Ngoài ra để tạo không khí cởi mở giữa cô và trò, tôi thường cho học sinh nói lên cảm nhận của mình về tập thể lớp, về các bạn, về cô chủ nhiệm thông qua hình thức chia sẻ trực tiếp trong giờ sinh hoạt lớp. Qua đó, giúp giáo viên và học trò hiểu nhau hơn, tập thể  lớp ngày một đoàn kết hơn.

4. Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh bằng chính đạo đức, kĩ năng sống của thầy cô chủ nhiệm:

Khi đón lớp chủ nhiệm, kỹ năng đầu tiên tôi dạy các em là kĩ năng tự xác định giá trị của bản thân mình thông qua phiếu điều tra:

- Em là ai?

- Hãy chia sẻ với cô đôi điều về gia đình và người thân của em?

- Sở trường và thế mạnh của em là gì?

- Điểm yếu nhất của em là gì ?

- Hãy chia sẻ với cô và các bạn mơước của em?

- Các em có cảm xúc gì khi lần đầu tiên được khoác trên mình chiếc áo đồng phục của học sinh của trường?

Qua phiếu điều tra này, tôi có thể biết nhiều điều về học sinh lớp mình từ thông tin cá nhân đến thế mạnh, hạn chế, từ ước mơ, cảm xúc đến sự tự tin, bản lĩnh. Từ đó, tôi sẽ nói với các em: Điều làm nên giá trị của mỗi con người không phải là tên họ, cũng không phải hoàn cảnh xuất thân mà chính là sự tự tin, dám khẳng định, sống có lí tưởng, có quyết tâm biến ước mơ trở thành hiện thực.Và hãy luôn nhớ, chiếc phù hiệu trên vai áo em nói lên rất nhiều điều. Nó cho em niềm tự hào, cho em sự tự tin, có cả quyền lợi và trách nhiệm trong đó. Nó còn nhắc các em ăn mặc như thế nào cho phù hợp; cư xử, giao tiếp thế nào cho đúng mực; tham gia giao thông thế nào cho đúng pháp luật…

5. Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh qua việc đa dạng hoá hình thức sinh hoạt lớp:

 Có rất nhiều hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp. Để đạt hiểu quả giáo dục, giáo viên chủ nhiệm không nên biến giờ sinh hoạt lớp thành một phiên tòa để xử phạt học sinh vi phạm, học sinh mắc lỗi. Có thể tổ chức giờ sinh hoạt lớp thành buổi ngoại khóa với các chủ đề gần gũi nhằm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho các em ( Giao tiếp ứng xử như thế nào cho đúng? Vấn đề hâm mộ thần tượng, thời trang học đường, xây dựng tập thể đoàn kết...) Hoặc thay vì nhắc nhở học sinh chung chung, giáo viên có thể thông qua các câu chuyện kể, kinh nghiệm bản thân trang bị cho các em những kiến thức về: sức khỏe, tình bạn, tình yêu, bí quyết để đi học đúng giờ, nói lời xin lỗi đúng cách?...

          Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá nhận xét về bản thân mình, về lớp của mình, về thầy cô, về những việc làm tốt, chưa tốt, cả những nguyện vọng và mong muốn của các em. Và giáo viên cũng cần đặt ra điều kiện: giờ sinh hoạt sẽ thoải mái, dễ chịu như vậy khi lớp không có học sinh vi phạm nội quy, không có học sinh mắc khuyết điểm. Bên cạnh đó cần có những biện pháp nghiêm khắc để những học sinh mắc khuyết điểm nhận ra sai phạm và quyết tâm khắc phục. Khen thưởng, tuyên dương trước lớp những học sinh có ý thức trong học tập và rèn luyện.

          Để tổ chức tốt hoạt động này, giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu kiến thức liên quan tới chủ đề ngoại khoá, có kĩ năng tổ chức, đồng thời phân công, giao việc cho học sinh cùng chuẩn bị. Hình thức tổ chức cũng rất đa dạng, sinh động. Có thể bằng hình thức hái hoa dân chủ, dựng hoạt cảnh, thi hùng biện, thi tìm hiểu kiến thức theođội chơi… Sau mỗi buổi ngoại khoá, tôi cho học sinh viết bài thu hoạch về kết quả các em lĩnh hội được từ buổi ngoại khoá. Có thể nói, 100% học sinh các lớp tôi chủ nhiệm đều rất thích thú với các giờ sinh hoạt lớp như thế này. Sau mỗi buổi ngoại khoá các em như trưởng thành thêm một chút, trở nên gắn bó, thân thiết hơn với cô chủ nhiệm và các bạn trong lớp.

6. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác để cùng giáo dục:

Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho các em. Giáo viên chủ nhiệm phải trở thành cầu nối giữa nhà trường và gia đình, giữa học sinh với nhà trường. Muốn vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm chắc các quy chế của ngành, quy định của nhà trường, các kế hoạch của Ban giám hiệu, đoàn thanh niên, liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh. Đồng thời cần phát huy năng lực tự quản, vai trò của đội ngũ cán bộ lớp.

Trên đây là một số kinh nghiệm khi làm công tác chủ nhiệm của tôi trong 20 năm qua được BGH giao cho công tác chủ nhiệm lớp. Tự nhận thấy cá nhân vẫn còn quá ít kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để công tác chủ nhiệm ở trường ta ngày một tốt hơn, sáng tạo hơn.

HN, ngày 01 tháng 09 năm 2020

                                                      GVCN: Nguyễn Thị Thanh


 



Tin khác
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân