NHỮNG YÊU CẦU CẦN
THỰC HIỆN KHI GIAO NỘP SKKN
CHẤM CẤP NGÀNH
1. Sau khi tổ chức chấm SKKN tại các Phòng GD&ĐT và
các đơn vị trực thuộc Sở (gọi chung là cấp cơ sở), các đơn vị sử dụng Phần mềm
Quản lý SKKN của Sở GD&ĐT tại địa chỉ http://www.hanoi.edu.vn/skkn để nhập những SKKN đã được cơ sở chấm và xếp loại A.
Thời gian nhập bắt đầu từ ngày 20/3/2013 đến 27/3/2013 (đối với đợt 1), từ ngày 25/5
đến 05/6/2013 (đối với đợt 2),
tên truy cập và mật khẩu vẫn giữ nguyên như các năm trước. Sau thời hạn trên, các đơn vị sẽ không nhập được dữ
liệu mà chỉ xem và tra cứu kết quả
chấm SKKN.
2. Các thông tin được cập nhật trong phần mềm quản lý
SKKN phải chính xác, không viết tắt
tùy tiện, đặc biệt không viết tắt tên tác giả;
yêu cầu nhập đầy đủ tên SKKN - trong trường hợp đặc biệt, chỉ được phép
viết tắt một số từ thông dụng;
3. Phân loại SKKN
theo lĩnh vực hoặc môn học mà nội
dung SKKN đề cập tới như đã phân
loại trong phần mềm Quản lý SKKN (Xem
Phân loại lĩnh vực viết SKKN đính kèm), tránh nhầm lẫn giữa nội dung SKKN
đề cập với chức vụ được giao của tác giả. Ví dụ: SKKN của Giáo viên toán nhưng
viết về công tác chủ nhiệm thì xếp vào lĩnh vực chủ nhiệm. SKKN của Hiệu trưởng
viết về lĩnh vực hoạt động ngoại khóa thì xếp vào Hoạt động GD tập thể.
4. Các đơn vị cần tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ
các thông tin nhập vào phần mềm Quản lý SKKN trước khi in và gửi lên Sở
GD&ĐT vì cơ sở dữ liệu do đơn vị xây dựng sẽ được sử dụng để chấm cấp Ngành
và in chứng nhận SKKN.
Lưu ý: Những
SKKN đang trong thời gian bảo lưu kết
quả thì không gửi chấm lại.
5. Hồ sơ SKKN gửi lên Sở GD&ĐT gồm:
5.1 Danh sách SKKN
của cả đơn vị kết xuất từ Phần mềm Quản lý SKKN: 01 bản, nộp cùng báo
cáo;
5.2 Bảng tổng hợp SKKN theo cấp học/môn/lĩnh vực
(có sẵn trong Phần mềm Quản lý SKKN): 02 bản: 01 bản để vào từng bó SKKN theo
môn học/ lĩnh vực, 01 bản nộp cùng báo cáo;
5.3 Biên bản
chấm SKKN có đủ các thông tin: 2 thành viên chấm ký, có chữ ký của Chủ tịch
hoặc Phó chủ tịch Hội đồng chấm (theo mẫu
đính kèm), kẹp vào trang đầu của mỗi SKKN;
5.4 Bản SKKN
được in, đóng quyển theo đúng quy định: Soạn thảo bằng MS Word, Font chữ Times
New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ : 14. Dãn dòng đơn. Lề trái: 3 cm; lề phải: 2 cm; lề trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm.
Bìa SKKN theo mẫu đính kèm. Nếu có phụ lục kèm theo (VD: đĩa CD có nội dung
minh họa cho SKKN (không phải đĩa chứa tệp nội dung SKKN), sản phầm, mô
hình...) cần ghi rõ và đóng gói cẩn thận và gắn cùng quyển SKKN để tránh
thất lạc.
Lưu ý: Cuối mỗi bản SKKN, có chữ ký của Tác giả và lời
cam đoan theo mẫu sau:
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
|
Hà Nội,
ngày tháng năm
2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Yêu cầu: Bó các bản SKKN theo cấp học; trong từng cấp học xếp
theo môn học/lĩnh vực; ngoài bó có nhãn
ghi rõ đơn vị, SKKN môn/lĩnh vực và số lượng (theo mẫu);
5.5 Đĩa CD
chứa các tệp đề tài SKKN của đơn vị (ghi chung vào 01 đĩa); sắp xếp theo thư
mục của từng cấp học/ Môn học hoặc lĩnh vực viết SKKN (đối với phòng
GD&ĐT). Tên tệp SKKN qui đinh như sau: Môn hoặc lĩnh vực_lơp_tentacgia_tendonvi.doc
. Ví dụ: SKKN môn Toán lớp 3 của cô Minh, trường TH Thăng Long sẽ đặt tên
tệp: toan_3_Minh_ththanglong.doc.
5.6 Báo cáo hoạt động SKKN năm học 2012 - 2013 (theo mẫu).
6. Sau khi có kết quả chấm được cập nhật trên Website
của Sở GD&ĐT, yêu cầu các đơn vị rà soát lại thông tin của SKKN: tên tác
giả, tên SKKN...nếu phát hiện sai sót cần thông báo ngay cho Phòng Khoa học
Công nghệ thông tin, Sở GD&ĐT để kịp thời chỉnh sửa trước khi in Giấy chứng
nhận. Nếu quá thời gian quy định, các đơn vị cần gửi công văn đề nghị
và chịu chi phí in lại Giấy chứng nhận.
(Theo Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội)