Có một trường dạy ngôn ngữ học tin rằng việc học ngôn ngữ luôn bắt đầu với một giai đoạn chỉ lắng nghe. Cũng như trẻ sơ sinh học ngôn ngữ, chúng trước tiên luôn phải lắng nghe người lớn nói chuyện. Điều này có thể củng cố vốn từ vựng và cấu trúc câu, giúp học viên dễ dàng tiếp cận ngôn ngữ.
Lắng nghe cũng là một kỹ năng giao tiếp, chúng ta sử dụng nó hằng ngày, nhưng nó rất khó để thực hành khi bạn học ngoại ngữ.
Giải pháp: Tìm nhạc, podcast, chương trình TV, phim ảnh…bạn cần phải lắng nghe, lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe, càng thường xuyên càng tốt.
Thiếu sự tò mò
Trong việc học ngoại ngữ, thái độ là một yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ của người học.
Ngôn ngữ học nghiên cứu thái độ trong việc học ngoại ngữ từ những năm 1970 ở Quebec, Canada đã khẳng định các sinh viên tò mò về văn hóa ở đâu sẽ tiếp thu nhanh ngôn ngữ ở đó và dễ hòa nhập với người bản xứ.
Suy nghĩ cứng nhắc
Ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng các sinh viên với khả năng chịu đựng sự mơ hồ thấp có xu hướng không thể tiếp cận ngoại ngữ.
Trong quá trình học ngoại ngữ, sinh viên sẽ gặp từ mới hàng ngày, từng quy tắc ngữ pháp khác nhau, cả những ngoại lệ trong từng trường hợp. Nếu người học không linh động tra cứu sẽ dẫn đến mất cân bằng trong lớp học, dẫn đến việc tụt hậu với chúng bạn và sinh ra chán nản với ngoại ngữ.
Chỉ học một phương pháp duy nhất
Một số học viên rất sai lầm khi nghĩ rằng chỉ nên chọn cho mình một phương pháp học tập và “an phận” với nó. Người học ngôn ngữ cần sử dụng nhiều phương pháp để có thể thực hành nhiều kỹ năng khác nhau, ngay cả những khái niệm cũng cần giải thích theo nhiều cách khác nhau, sự đa dạng sẽ giúp chúng ta không bị mắc kẹt trong một lối học tập cố hữu. Để tự học ngoại ngữ, chúng ta nên kết hợp sách giáo khoa, audio, bài tập ứng dụng và nhiều thứ gây cảm hứng cho việc học.
Sợ
Bạn không học ngoại ngữ chỉ để viết, viết và viết, cái bạn còn cần là trò chuyện và giao tiếp. Cảm giác nhút nhát, mất tự tin sẽ cản trở bạn tiến tới mục tiêu này. Đối với văn hóa phương Đông, các giáo viên dạy EFL thường phàn nàn rằng sinh viên của họ mặc dù đã qua nhiều năm học tiếng Anh vẫn không thể nói được những câu đơn giản. Họ không phải học tệ, khả năng ngoại ngữ của họ rất khá, vấn đề chỉ ở chỗ là họ sợ. Người học cần dạn dĩ hơn, không ngại sai khi phát biểu hoặc giao tiếp mới có thể chỉnh sửa được những lỗi nghe nói dù chỉ là nhỏ nhất.
Lê Đức Thuận
(Theo Telegraph)