Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 10538543
Đang trực tuyến : 2422


 
 
Giáo dục và đào tạo

Kỹ năng trình bày bài kiểm tra và bài thi

 

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mình làm đúng hết kết quả mà không đạt điểm cao hay tuyệt đối? Có bao giờ bạn giải thích rằng mình nắm rất chắc kiến thức mà trình bày không tốt, hay thậm chí là không vượt qua các kỳ thi?

Đừng vội đổ lỗi cho “Học tài thi phận”. Chắc chắn bạn phải xem lại kiến thức và kỹ năng trình bày của mình.

Kỹ năng trình bày bài thi, bài kiểm tra (ở đây gọi chung là kỹ năng trình bày) là kỹ năng sắp xếp, tổng hợp các bước, các quá trình để hoàn thành nội dung yêu cầu đề bài đặt ra hay kết quả cần tìm. Dễ hiểu nhất là từ những hiểu biết, kiến thức của mình, bạn “show” một cách khoa học, xúc tích nhất trên bài thi, kiểm tra để giáo viên chấm bài nhìn đã muốn cho điểm, tất nhiên là đáp án hay nội dung phải đúng rồi.

Kỹ năng trình bày nói chung còn rất quan trọng trong thuyết trình, thảo luận, phát biểu chính kiến… Nó là một trong các kỹ năng mềm quan trọng quyết định rất lớn tới sự thành công trong công việc của bạn sau này. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ bàn đến phạm vi kỹ năng trình bày một bài thi hay kiểm tra. Bởi không ít các bạn học sinh đã hối tiếc khi mất đi cơ hội và ước mơ của mình là đỗ đạt vào trường nguyện vọng vì thiếu một ít điểm. Hơn nữa, trong chương trình thi tuyển hiện nay phần trắc nghiệm chiếm một khối lượng không nhỏ. Không phủ nhận lợi ích của hình thức thi đó mang lại. Nhưng cũng phải nhắc đến hạn chế của nó là làm cho học sinh mất hay giảm khả năng trình bày, lập luận.

Chính vì những lý do này, nhằm tránh rủi ro nhỏ nhất gặp phải trên con đường chinh phục giấc mơ của bạn. Cần phải rèn luyện cho mình kỹ năng trình bày bài vở thật tốt song hành với quá trình “tu luyện”. Chúng ta cùng bắt đầu:

Nó có gì khó và cao siêu? Chẳng có gì cả. Bạn chỉ cần chăm chỉ rèn luyện trong suốt quá trình học là đảm bảo chinh phục được những “bức tường” ngăn bạn đến thành công. Trên kinh nghiệm cá nhân mình xin mách nước các điều nên chú ý là:

1. “Trước chiến trận phải trang bị vũ khí”

Nắm chắc kiến thức là cơ sở quan trọng nhất để bạn tự tin “múa võ” trên bài thi. Nếu có cái đầu trống rỗng thì không cần quan tâm đến mình trình bày như thế nào, bắt đầu từ đâu nữa. Lý thuyết đưa ra để học tập tốt, nắm chắc kiến thức thì quá nhiều rồi, ở đây chúng ta sẽ không nhắc lại.

2. “Luyện công thường xuyên”

Ý là bạn sẽ phải trình bày bài vở một cách tích cực, tự giác và thường xuyên. Trước tiên là đọc các lời giải trong các sách tham khảo; rồi tự mình trình bày các bài tập tương tự. Cứ như vậy sẽ giúp bạn có một “form” lời giải cho từng bài. Nhưng cố gắng phải sáng tạo, không được “dập khuôn”.

3. “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”

Hai câu tục ngữ có vẻ mâu thuẫn hoàn toàn nhưng không, cả hai đều đúng tương đối và chúng ta cần biết áp dụng nó như thế nào. Ngày xưa thầy đồ dạy học trò viết chữ “bạo lực” như thế nào các bạn đã biết. Ngày nay chúng mình được bảo vệ bởi “đạo luật phòng chống bạo lực học đường”. Vì vậy, bạn mạnh dạn nhờ thầy cô kiểm tra lời giải của mình để thầy cô uốn nắn. Nếu sai, chắc chắn sẽ không ăn đòn đâu, hơn nữa các thầy cô luôn khuyến khích học trò làm như vậy. Và một điều nữa, cố gắng tạo ra nhóm học tập; qua đó có thể trao đổi bài vở và uốn nắn cách trình bày cho nhau.

4. “Thời thế tạo anh hùng”

Khi bạn đã chuẩn bị chắc kiến thức và kỹ năng trình bày như vậy rồi. Đã đến lúc “múa võ” để hoàn thành và vượt qua các bài kiểm tra, thi cử. Những việc cần thiết trước những ngày thi chúng ta đã nắm rõ. Ở đây là chỉ nhắc đến trong “chiến trận”, cần phải thật bình tĩnh và tỉnh táo. Đọc nhanh, chắc, kỹ đề bài vì đôi lúc có “bom mù” làm ta nhiễu loạn, và nếu “trúng tủ” thì vẫn phải bình tĩnh, làm thật chắc, phân phối các câu hỏi hợp lý.

5. Lời khuyên cuối cùng là

Nếu đã làm xong hết bài thi thì nên đọc soát lại một vài lần. Chịu khó chờ đợi và hạ cái tôi của mình xuống một chút; ra khỏi phòng thi sớm chẳng ai khen mình, chẳng oai gì. Kinh nghiệm rất rất nhiều trường hợp ra sớm rồi; câu than thở quen thuộc là: “giá như”, “ối trời” và “lần sau rút kinh nghiệm”…

Nếu nắm chắc kiến thức là điều kiện cần thì kỹ năng trình bày tốt là điều kiện đủ để bạn trở thành “bá đạo”. Tất nhiên “bá đạo” không phải là mình. Lý thuyết vẫn là lý thuyết và chúng ta cần chia sẻ. Chúc các bạn đạt được ước mơ của mình!

(Theo Trithuctre)

 



Tin khác
Cần tỉnh táo khi lựa chọn trường theo nguyện vọng 2
Ngày khai giảng, nhớ lời kêu gọi “Chống nạn thất học”
Tâm sự 2 'Cậu bé vàng' Toán học Việt Nam
Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT
Làm thế nào để viết một bài văn hay?
Hà Nội: Đạt sơ tuyển mới được dự thi vào lớp 10 chuyên
Hà Nội tiếp tục tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo cụm trường
Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Vẫn chỉ thi hai môn
Bộ Giáo dục 'bật mí' đề thi tuyển sinh 2013
Hôm nay, phát hành hồ sơ đăng ký dự thi ĐH,CĐ 2013
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân