Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 18917585
Đang trực tuyến : 4018


 
 
Giới thiệu sách
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "NHẬT KÍ ĐẶNG THÙY TRÂM"

THƯ VIỆN TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN 
XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU :
NHẬT KÍ ĐẶNG THÙY TRÂM
 
Đặng Kim Trâm chỉnh lí – Vương Trí Nhàn giới thiệu

TK 56 ; 322 trang; 13x 20.5; NXB Hội nhà văn; 43.000đ

Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại Huế trong một gia đình trí thức Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại khoa, mẹ là dược sĩ, giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội. Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam với tư cách là một bác sĩ quân y và được điều vào công tác ở Đức Phổ, chiến trường Quảng Ngãi trong chiến tranh Việt Nam.Vào Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm 1968. Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và hy sinh anh dũng lúc mới chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.

Hài cốt của chị được đồng bào địa phương an táng tại nơi chị ngã xuống và luôn hương khói. Sau giải phóng, chị được gia đình và đồng đội đưa về nghĩa trang Liệt sĩ xả Phổ Cường. Năm 1990, gia đình đã đưa chị về yên nghĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Hai tập nhật ký còn lại được viết từ ngày 8 tháng 4 năm 1968, khi tác giả phụ trách bệnh xá Đức Phổ, cho đến ngày 20 tháng 6 năm 1970, 2 ngày trước khi hy sinh. Nội dung quyển sách là những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả về gia đình, xã hội và cuộc chiến, khi trực diện với sự sống, cái chết đang diễn ra.

Hai tập nhật ký do Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan quân báo Hoa Kỳ, lưu giữ cho đến ngày được trả lại cho gia đình tác giả vào cuối tháng 4, 2005. Ông này đã giữ lại quyển nhật ký mà không đốt đi, vì theo lời của thông dịch viên, thượng sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Trung Hiếu, trong cùng đơn vị: "Fred, đừng đốt cuốn sổ này, bản thân trong nó đã có lửa."

Quyển sách được Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam cho ra mắt nhân dịp kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ (27 tháng 7) năm 2005 của Việt Nam. Đến tháng 3 năm 2006, quyển sách này đã bán được hơn 400.000 bản – được xem là một hiện tượng văn học.

Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã trở thành cuốn sách nổi tiếng, không chỉ được độc giả Việt Nam đón nhận như một biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh về tình yêu Tổ quốc của người phụ nữ Việt Nam. Mà ảnh hưởng của cuốn sách đã vượt qua biên giới, với sự cảm hóa mạnh mẽ vì những trang nhật ký của chị thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội, tình yêu Tổ quốc. Chị vào chiến trường miền Nam phục vụ với phương châm của lớp thanh niên thời đó “thà quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Những lúc khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi, cuốn nhật ký với chị lại ngồi tâm sự với nhau. Nó như một người bạn để chị giãi bày vượt qua.

Cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm- một nữ bác sỹ- một cây bút không chuyên thu hút bạn đọc không phải vì tài văn chương, mà bằng hiện thực lịch sử chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, bằng sự hy sinh cao cả, bằng tình yêu đồng chí đồng đội, và cao hơn nữa là tình yêu Tổ quốc. Góp phần điểm thêm một dấu son chói lọi cho truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng.

 Cuốn sách được in trên khổ giấy 13×20.5 cm với cách minh họa tài tình của họa sỹ Hữu Khoa quang cảnh bệnh xá Phổ Đức, Quảng Ngãi thời chiến tranh được tái hiện một cách rõ nét trên trang bìa hình ảnh chị Thùy Trâm ngồi suy tư viết những dòng nhật ký với chiếc bút máy Trường Sơn theo chị đi khắp chiến trường bên cạnh khẩu súng AK chuẩn chị lên đạn trong một tư thế sẵn sàng chiến đấu. Những kỉ vật ấy đã trở thành những di vật lịch sử thời chiến mà hôm nay chúng ta không khỏi vinh dự tự hào về truyền thống anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm, một phần của cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt nhưng đầy bi tráng và đầy tự hào đó được khắc họa chân thực qua những dòng nhật ký. Chúng ta là những thế hệ con cháu được thừa hưởng cuộc sống hòa bình độc lập. Được sống, học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thiện xã hội chủ nghĩa, thì những dòng nhật ký kể trên rất cần thiết với chúng ta, nó như một động lực thúc đẩy giúp chúng ta phải cố gắng học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc ngày một văn minh hiện đại xứng đáng với sự mất mát hy sinh của họ. Nhật ký Đặng Thùy Trâm  sẽ không phụ lòng với độc giả tìm đến.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Nhật ký Đặng Thùy Trâm  và mời các thầy cô giáo cùng các em học sinh tới Thư viện của Nhà trường tìm đọc.
 
                                                                             Thư viện


Tin khác
MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG VÀO LỚP 10 ĐỢT 2 (TỪ NGÀY 01-15/07/2024)
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân