Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 10273784
Đang trực tuyến : 2428


 
 
Công tác chủ nhiệm
LÒNG NHIỆT TÌNH VỚI NGHỀ

Nhiều năm qua, được sự quan tâm tin tưởng của BGH nhà trường tôi được giao làm công tác chủ nhiệm khối THPT, tôi nhận thấy rằng làm công tác GVCN thật vất vả nhưng bù lại người GVCN có thể nhận được tình cảm quý trọng của học sinh và sự  tín nhiệm của phụ huynh dành cho mình. Đó là điều đáng trân trọng nhất. Song để trở thành một chủ nhiệm giỏi được học trò và phụ huynh tin tưởng thì càng khó khăn hơn.Vậy làm sao để làm tốt vai trò của GVCN trong hoạt động dạy học của nhà trường và chúng ta phải làm gì để HS luôn là những bông hoa tươi đẹp, tỏa mãi hương thơm của tuổi học trò? Đó là nỗi trăn trở không phải của riêng tôi mà thiết nghĩ đó đều là suy nghĩ của tất cả các đồng chí GVCN chúng ta. Hôm nay, trong bài viết nhỏ này tôi mạnh dạn nêu ra một vài kinh nghiệm của bản thân mà trong những năm qua tôi đã áp dụng có hiệu quả. Cụ thể như sau:

Thứ nhất là: GVCN phải có lòng nhiệt tình, gần gũi, thấu hiểu quan tâm, yêu thương, trách nhiệm và nắm chắc hoàn cảnh của từng HS trong lớp.

Điều đặc biệt nhất với tôi là khi lần đầu chủ nhiệm lớp có cả HS Lào và HS Việt. Các em từ khắp mọi miền tổ quốc VN và các HS bên nước bạn Lào học chung một lớp khá đông khoảng 40 em. Ban đầu tôi cũng khá lo lắng không biết liệu mình có làm tốt được nhiệm vụ mà nhà trường giao cho không. Đầu năm, khi nhận lớp việc đầu tiên tôi làm là phải nắm bắt được thông tin cá nhân từng em, cho các em viết lí lịch trích ngang, thấu hiểu và nắm chắc hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp về những thuận lợi và khó khăn đặc biệt quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Các em gần như lần đầu xa nhà nên có rất nhiều bỡ ngỡ, lo lắng. Tôi luôn gần gũi trò chuyện tiếp xúc với các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết.Khi thiết lập được mối quan hệ gần gũi giữa cô trò, các em coi tôi ngoài là GVCN, vừa là người mẹ, người chị, người bạn để có thể tâm sự những tâm tư, tình cảm sâu kín. Qua đó, tôi sẽ hiểu các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai lầm hay các hành vi không hay… hướng các em nhận thức được giá trị bản thân, nâng cao lòng tự trọng và biết cố gắng để vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.

GVCN phải bằng tấm lòng nhiệt tình, nhân ái, bao dung không vụ lợi đến với học sinh bằng tấm lòng chân thành, cởi mở. Tôi nhớ kỉ niệm năm đầu lớp 10 tôi tổ chức sinh nhật quý cho lớp.Muốn làm cho lớp bất ngờ, tôi đã tự mình đi tìm mua những món quà đặc biệt để tặng cho các em và thức trắng cả đêm làm video sinh nhật cho các HS có sinh nhật theo quý. Có những bạn không có ảnh nào tôi phải chỉnh sửa từ ảnh thẻ HS rồi trang trí và ghi lời chúc sinh nhật. Đến giờ sinh hoạt hôm sau tôi tổ chức sinh nhật. Cả lớp đều rất bất ngờ và cảm động vì có bạn lần đầu được tổ chức sinh nhật như vậy.Tôi nghĩ từ việc làm rất nhỏ này của mình nhưng HS phần nào hiểu được sự nhiệt tình mà cô chủ nhiệm đã làm cho mình.Tôi cũng giáo dục học sinh cần quan tâm đến người khác bằng những việc làm cụ thể như: giúp đỡ các bạn khó khăn trong lớp và ngoài lớp  … Bên cạnh đó, tôi cũng tổ chức tốt các mô hình: “Đôi bạn cùng tiến”, ‘‘HS Việt giúp đỡ HS Lào’’ để các em giúp đỡ lẫn nhau vì nhiều khi “Học thầy không tày học bạn”. Chính qua những hoạt động nhóm, bạn giúp bạn mà tình cảm của các em thêm bền chặt, kết quả học tập của các em chậm tiến cũng tiến bộ rõ rệt. Khi có hiện tượng mất đoàn kết, hành vi không đúng mực xảy ra giữa các nhóm học sinh thì GVCN phải gặp gỡ lớp, từng nhóm, từng đối tượng để thu thập thông tin, lắng nghe và tạo cơ hội cho các em được nói lên những suy nghĩ của mình về bạn bè, về thầy cô giáo, không nghe và xử lí tình huống từ một phía.

 

           Thứ hai là: GVCN phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, không ngừng tự trau dồi kiến thức cho bản thân.

Mỗi hành vi, cử chỉ, lời nói của giáo viên chủ nhiệm đều có tác động lớn đến các em. Chính vì thế, thầy cô làm công tác chủ nhiệm muốn bảo đảm công tác chuyên môn lẫn công tác chủ nhiệm thật tốt, đòi hỏi phải có tâm và có tài. Vì thế GV phải luôn là tấm gương sáng cho HS noi theo, dạy dỗ các em bằng tình yêu thương đúng với câu “Cô giáo như mẹ hiền”; gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tự bản thân tôi thấy phải luôn trau dồi kiến thức để có thể giải đáp được những băn khoăn thắc mắc của HS, tìm thêm những bài tập lí thú cho các em thử sức. Học sinh lớp tôi thì cứ cái gì không biết lại hỏi cô, bất kể chuyện gì. Thực tình, đôi lúc có những vấn đề các em hỏi ngoài tầm hiểu biết của tôi, tôi lại phải tự tìm hiểu rồi giải đáp cho các em thật thỏa đáng. Thậm trí có những chuyện HS hỏi cô là cô có biết mua món đồ này, đồ kia ở đâu không và giá bao nhiêu tiền không. Cô lại tra cứu và giải đáp cho các em HS. Có đôi lúc tôi còn đùa rằng cô có phải cái siêu thị đâu mà biết được giá cả. Cả lớp lại một phen cười nghiêng ngả.

       Ba là: GVCN là “cầu nối đa năng” phối hợp với giáo viên bộ môn trong công tác giảng dạy.

Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh sự quán xuyến, đôn đốc, theo dõi của GVCN còn có các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức bộ môn. GVCN có thể trao đổi với giáo viên bộ môn để nắm bắt thêm về tinh thần, thái độ học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, học lực…của từng học sinh trong lớp để có thể có biện pháp hỗ trợ các em kịp thời. Từ đó tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm có sự nhìn nhận và đánh giá khách quan về chất lượng học tập của từng học sinh trong lớp đồng thời có biện pháp động viên, nhắc nhở, giáo dục phù hợp đối với từng học sinh giúp các em học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức tốt hơn.Sự kết hợp giữa các GV bộ môn và GVCN là hết sức cần thiết.

       Bốn là: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh của lớp.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN và phụ huynh học sinh là mối quan hệ không thể thiếu được. Chính vì vậy trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, GVCN phải cố gắng nắm bắt số điện thoại liên lạc của gia đình, hoàn cảnh gia đình của từng HS,đây là điều kiện thuận lợi giúp GVCN trao đổi gián tiếp với cha mẹ học sinh khi cần thiết. Ngoài ra, GVCN cần phải tiếp xúc riêng để trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh những học sinh cá biệt. Thông qua công việc này giúp giáo viên biết được các thói quen, sở thích thái độ của học sinh thường biểu hiện ở gia đình. Qua đó giúp cha mẹ học sinh biết được tình hình học tập, những dấu hiệu sa sút của các em, đồng thời giúp cha mẹ học sinh thấy được sự quan tâm của nhà trường đối với gia đình, từ đó tạo được niềm tin trong việc giáo dục con cái họ. Kịp thời cùng phụ huynh khen ngợi và động viên các em về những tiến bộ đạt được dù nhỏ nhất.Ngoài ra, GVCN cũng đừng để các cuộc họp phụ huynh là lúc phê phán, chê bai việc học tập, hạnh kiểm của học sinh. Hãy làm cho cuộc họp trở thành buổi trao đổi thân mật giữa GVCN và gia đình. Từ đó GVCN tạo được mối quan hệ thân mật giữa GVCN với gia đình.Tất nhiên GVCN sẽ được sự tin yêu ở phụ huynh và họ sẳn sàng hỗ trợ trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt mà GVCN đề ra, cũng như dễ dàng cung cấp mọi thông tin cá nhân về các em ở gia đình. Ở lớp tôi chủ nhiệm, tôi đôi khi còn là nhà tư vấn tình cảm chuyện gia đình và là cầu nối khúc mắc giữa bố mẹ và con cái nữa. Khi được sự tín nhiệm của PHHS, họ có thể tâm sự cả những chuyện riêng của gia đình và nhờ cô chủ nhiệm hóa giải hộ. Điều này làm tôi cảm thấy mình được tin tưởng và càng trân trọng hơn.

           Năm là: Giáo viên chủ nhiệm lớp cần thường xuyên theo dõi ghi nhận để nắm được tình hình học tập, đạo đức, sự chuyển biến (tốt hay xấu) của HS để có biện pháp xử lý kịp thời hay tuyên dương đúng lúc.

Nắm tâm lý của HS; luôn gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ, tạo niềm tin cho các em, không tỏ thái độ bực dọc khi lên lớp.Để khích lệ các em, tôi luôn gần gũi, quan tâm, khen chê các em đúng và kịp thời, xử phạt nghiêm minh. Tổ nào ý thức đoàn kết tự quản tốt, cá nhân nào gương mẫu, tiến bộ, thành tích tốt đều được tuyên dương, khen thưởng kịp thời trong mỗi tiết sinh hoạt vào cuối tuần. Dịp cuối tháng thì xếp loại thi đua và gửi kết quả rèn luyện của HS về cho gia đình. Để làm được việc này, tôi đã tham mưu và phối hợp với BCH Hội cha mẹ học sinh để thống nhất về cách thực hiện cũng như kinh phí khen thưởng. Tôi chủ động mua sắm quà tặng cho các con và các bậc cha mẹ học sinh lớp rất ủng hộ cách làm này. Phần thưởng cho các em là những đồ dùng học tập. Chính vì vậy mà em nào cũng rất thích thú và hăng say phấn đấu.

          Sáu là: GVCN lớp cần hoàn thiện đội ngũ cán bộ lớp có trách nhiệm và biết tự quản.

Đội ngũ cán bộ lớp là cánh tay đắc lực của GVCN.Vì vậy, việc lựa chọn ban cán sự lớp vô cùng quan trọng. Cơ sở lựa chọn đội ngũ cán sự có thể căn cứ vào hồ sơ học bạ của học sinh, căn cứ vào những thông tin cá nhân của học sinh mà giáo viên chủ nhiệm đã thu thập được; căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp; sự nhiệt tình, năng nổ, ý thức tổ chức kỷ luật, tính gương mẫu và các biểu hiện ban đầu của học sinh trong tập thể lớp.Giáo viên chủ nhiệm cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp và xây dựng đội ngũ tự quản. Giáo viên có thể phân thêm tổ phó, bàn trưởng (có sự thay đổi luân phiên theo từng tháng để phát huy tốt vai trò tự quản của học sinh). Tôi rất may mắn khi đã chọn cho lớp được đội ngũ cán bộ lớp rất có trách nhiệm và làm việc tự giác.Tôi phân công lớp trưởng là 1 HS Lào ưu tú, gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp, trường.Mỗi tháng họp một lần để tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ tháng tới, mua sổ theo dõi. Mỗi tuần giao ban một lần vào 15 phút chiều thứ 6 để thứ 7 có số liệu sinh hoạt và khen, chê kịp thời.

Bẩy là: GVCN cần xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể cho lớp.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, mỗi năm học, giáo viên nên lập tiêu trí thi đua, mục tiêu cụ thể, các giải pháp thực hiện rồi công bố trước lớp được tập thể học sinh nhất trí tại cuộc họp Chi đoàn, thông qua và xin ý kiến phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu năm. Sau đó thống nhất, đưa ra cho tập thể lớp thực hiện, lấy đó làm cơ sở để xếp loại thi đua.Có sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo tình hình thực hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh.Đề ra định mức khen thưởng và kỉ luật kịp thời thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm,...Lớp tôi chủ nhiệm chủ yếu là HS Lào nên mọi tiêu chí đều khuyến khích sự tiến bộ của HS.Mỗi đợt thi KT tập trung của nhà trường, cứ top 5 bạn có điểm cao nhất sẽ được khen thưởng. Đôi lúc, có những bạn bình thường là HS yếu của lớp nhưng đã có cố gắng đạt kết quả thi cao hơn trước, tôi cũng kịp thời khen thưởng, động viên trước lớp. Tôi còn nhớ kỉ niệm về 1 HS Lào bị tự kỉ ở lớp. Em ấy học rất yếu tất cả các môn học, thậm chí còn lo bạn ấy trượt tốt nghiệp. Nhưng trong thời gian ôn luyện TN giai đoạn nước rút, được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn trong lớp, bạn ấy đã thi TN với kết quả trên cả mong đợi, đạt điểm các môn đều trên TB. Đó là một sự nỗ lực rất lớn. Tôi đã khen thưởng và biểu dương bạn đó trước lớp để lấy đó để nhắc nhở các bạn khác trong lớp. Nếu mình có cố gắng quyết tâm thì làm việc gì cũng sẽ thành công.

Tám là giáo dục đạo đức học sinh và kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp và các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Giờ sinh hoạt có thể theo tiến trình: Nhận xét, đánh giá (từ 15 đến 20 phút); sinh hoạt tập thể (từ 25 đến 30 phút) với các hoạt động vui học, rèn kỹ năng sống để học sinh có cơ hội được thể hiện mình. Cuối một học kì và cuối mỗi năm học, giáo viên có thể cho học sinh tự bộc bạch về ước mơ, hoài bão của bản thân, những vướng mắc gặp phải, những mong muốn, đề xuất (nếu có)...Trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giáo viên lên kế hoach cụ thể cho từng buổi và phân công cho từng cá nhân phụ trách. Trong tuần, ngoài nội dung bắt buộc theo quy định của Đoàn trường, giáo viên có thể dành hai buổi để học sinh trao đổi ước mơ, hoài bão, định hướng nghề nghiệp, hoặc tìm hiểu về gương người tốt, việc tốt nhất là các tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập, dạy các kĩ năng sống...Cuối buổi, HS có thể liên hoan văn nghệ vui vẻ…Các tiết sinh hoạt lớp giờ không đơn thuần là tiết để cô xử lý tội HS và triển khai công tác tuần nhàm chán mà giờ đây có thể là lúc cô trò cùng gắn kết, hiểu nhau hơn,học hỏi nhiều điều hay,vui vẻ để cùng học tập tốt hơn.

Để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là một giáo viên dạy tốt văn hóa mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh cả những giá trị đạo đức, thể chất, thẩm mĩ… Vì thế rất cần ở giáo viên chủ nhiệm lớp các phẩm chất công tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm lí yêu thương học sinh và xây dựng một ban cán sự lớp tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh. Mọi người trong trường thường bảo tôi là cô chiều HS lớp chủ nhiệm quá.Nhưng tôi nghĩ khi mình dành hết tình cảm yêu thương và sự nhiệt huyết cho HS thì chắc chắn HS sẽ không phụ lòng cô chủ nhiệm để trở thành những con ngoan, trò giỏi.

          Trên đây là những chia sẻ mà bản thân tôi học hỏi và rút ra được qua những năm làm công tác chủ nhiệm lớp.Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện tốt hơn nữa trong công tác chủ nhiệm lớp sau này.

GVCN: Vũ Thị Thanh Hà



Tin khác
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT.
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân