Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 9945312
Đang trực tuyến : 2882


 
 
Sáng kiến kinh nghiệm
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Sáng kiến - kinh nghiệm có thể hiểu là ý kiến mới, là sự hiểu biết do đã từng trải công việc, đã thấy được kết quả, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn, phát huy được mặt tốt và khắc phục được mặt chưa tốt.

Điều 2 Luật Khoa học và Công nghệ xác định: “hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất là hoạt động khoa học và công nghệ”. Đối với Ngành Giáo dục và Đào tạo, Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến (SKKN) là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên. SKKN có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong quản lý, giảng dạy, đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành.

I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Bản  SKKN được  viết và chấm các cấp là sản phẩm trí tuệ của từng cá nhân.  Ngành không công nhận các SKKN của tập thể hay của  nhiều tác giả.

 Nội dung nghiên cứu SKKN giáo dục tiên tiến hiện nay nên tập trung vào những lĩnh vực đổi mới như: đổi mới hoạt động quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục, phát triển và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, thực hiện xã hội hóa giáo dục, thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.  Định hướng nghiên cứu các đề tài SKKN cụ thể như sau:

- SKKN về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường.

- SKKN về hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị.

- SKKN về xây dựng và tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập.

- SKKN về việc triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới.

- SKKN về tổ chức học 2 buổi/ngày; tổ chức bán trú trong nhà trường.

- SKKN về nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp.

- SKKN về cải tiến về nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá, cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu cầu phát triển xã hội.

- SKKN về công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động đoàn thể, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- SKKN về việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, công nghệ thông tin trong hoạt  động quản lý , giảng dạy và giáo dục.

    - Đồ dùng dạy học tự làm có bản thuyết minh và ứng dụng thực tế hiệu quả  được giải qua các Hội thi được đánh giá như một SKKN.

II. CẤU TRÚC MỘT BÁO CÁO SÁNG KIẾN  KINH NGHIỆM:

Xin giới thiệu hai cấu trúc hiện đang được sử dụng nhiều nhất để cán bộ, giáo viên tham khảo:

1. Cấu trúc thứ nhất:

a. Đặt vấn đề (hoặc mở đầu, tổng quan, một số vấn đề chung)

-       Trong phần này cần nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu. Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về tính cấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả.

-       Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN. Bản chất cần được làm rõ của sự vật là gì?

-       Đối tượng nghiên cứu là gì?

-       Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.

-       Chọn phương pháp nghiên cứu nào?.

-       Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu ( thời gian nghiên cứu bao lâu? Khi nào bắt đầu và kết thúc?)

b. Nội dung SKKN

-       Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.

-       Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

-       Mô tả, phân tích các giải pháp (hoặc các biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới …) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn- Đây là phần trọng tâm của SKKN.

       (Phần thực trạng và mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp; khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ đã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sáng tạo của giải pháp mới)

-       Kết quả thực hiện (Thể hiện bằng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh…).

c. Kết luận và khuyến nghị

-       Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả…).

-       Các đề xuất và khuyến nghị.

d. Tài liệu tham khảo (nếu có)

2. Cấu trúc thứ hai:

Cán bộ, giáo viên các trường học cũng  có thể tham khảo bảng chi tiết về việc trình bày một văn bản SKKN như sau:

 

BỐ CỤC – DÀN Ý

HỎI

ĐÁP

YÊU CẦU

V

 

 

 

 

N

 

 

Đ

 

 

 

N

 

G

 

H

 

I

 

Ê

 

N

 

C

 

 

U

Hỏi

 

để

tìm hiểu

về

đối tượng

cải

tiến

I .

ĐẶT VẤN ĐỀ :

 

sao
phải
đổi mới  ?

1. Cơ sở

1. Ở lĩnh vực này, cần đạt những gì mới coi là tốt (chuẩn)? Cấp quản lý nào  chỉ đạo như thế ?

Nêu những điều cần đạt trong lĩnh vực này, xuất xứ các văn bản chỉ đạo.

Tác giả

biết chọn

đối tượng mới,

có mâu thuẫn

đáng nghiên cứu

2. Thực trạng  ban đầu

2. Thực trạng khi chưa đổi mới diễn ra như thế nào ?
3. So với chuẩn thì thua kém bao nhiêu ? So với mức trung bình thì thế nào?

Miêu tả (có ít nhất 1 lần so sánh).

về thực trạng khi chưa  đổi mới.

4. Nếu không đổi mới sẽ tác hại thế nào ?

Dự báo nguy cơ nếu không đổi mới thực trạng

3. Giải pháp
đã
sử dụng

5. Khi chưa cải tiến đã áp dụng những giải pháp nào ?

Nêu hạn chế của các giải pháp đã vận dụng  khi chưa cải tiến.

6. Những nguyên nhân nào gây nên sự kém cỏi ? Nguyên nhân nào là chủ yếu ?

Nêu các nguyên nhân  ®  phân tích nguyên nhân chủ yếu .

ĐỀ RA SÁNG KIẾN

để giải quyết mâu thuẫn

 

cho
bản thân tác giả

 

(ở

cơ sở,

đơn vị)

II.

GIẢI QUYẾT

VẤN ĐỀ :

 

Đó
thưc hiện việc
đổi mới

như
thế nào

?

1.Cơ sở lý luận

7. Dựa vào cơ sở lý luận nào để định hướng trước khi giải quyết vấn đề ?

Trích dẫn, phân tích

Biết chọn

phương pháp
hợp lý

để

nghiên cứu lý luận

tiến hành

các
hoạt động

thực nghiệm

khoa học

đối với SK

2. Giả thuyết

8. Cho rằng có thể làm gì và làm cách nào để cải thiện thực trạng, nâng hiệu quả ?

Nêu giả thuyết bằng câu xác định ("nếu"..."thì")hoặc câu nghi vấn ("tại sao không..................?")

3.

Quá trình

thử nghiệm

SK

9. Hoạt động giải quyết vấn đề đó lần lượt diễn ra thế nào ?

10. Đã áp dụng lúc nào ? Mấy lần ? Trong bao lâu ? các mẫu thực nghiệm ? Mẫu đối chứng ?

11. Những ai ở  đơn vị và cấp trên đã quan sát, kiểm tra ?

Tường thuật những việc đã làm trong khi thử nghiệm SK (công khai) -  “biểu diễn” việc áp dụng SK cho cấp tổ kiểm tra.

Giới thiệu về những người quan sát việc áp dụng SK - giúp người đọc thêm tin cậy về ccác “nhân chứng” đã chứng kiến hoạt động áp dụng SK, kiểm chứng giả thuyết

4.

Hiệu quả mới

12. Đã tạo lợi ích thiết thực gì ?

13. So  với khi chưa có SK thì nay hiệu qủa tăng lên thế nào ?

14. So sánh với mẫu đối chứng (không dùng SK) thì kết quả hơn bao nhiêu, gấp mấy ?

15. So với yêu cầu (chuẩn) của trên thì kết quả sau khi đổi mới ra sao (gần đạt, đạt hay vượt) ?

16. Những ai đã khảo sát hiệu quả thực nghiệm cuối cùng của SK ? 
17. Ý kiến đánh giá của họ ra sao ?

Chứng minh sự hiệu quả của SK (tác giả có thể phải so sánh đến 3...lần - với “vật chứng” cụ thể).

 

 

Kết quả cao hơn,     đáng tin;

SK đã
áp dụng

ĐỀ RA SKKN

 

(lý luận)

 

để

giải quyết mâu thuẫn cho cộng đồng, cho  đồng nghiệp ở
nơi khác

III.

BÀI HỌC KN :

 

Nên

sử dụng SKKN

ra sao  ?

1. KN  cụ thể

18. Vậy, cụ thể, SKKN này  thuộc loại nào  ? (Là “giải pháp cải tiến” hay “hợp lý hoá hoạt động”?

- Cải tiến:
cải tiến (kết cấu , thiết kế; sử dụng, tạo sản phẩm thay thế; thể nghịệm, bảo quản,..)

- Hợp lý hoá hoạt động:  tổ chức hoạt động nghiệp vụ ; công tác quản lý,...

Nêu rõ bản chất,

loại hình...
của

giải pháp mới

2. Áp dụng SKKN

19. Muốn áp dụng SKKN, họ sẽ lần lượt  làm những việc gỡ ?

Dựng hình vẽ, ảnh chụp hoặc sơ đồ giúp người đọc dễ hình dung, vận dụng

Dễ áp dụng

 

3. Kết luận chung và       kiến nghị

20. Ý nghĩa  của SKKN (đối với thực tiễn, với lý luận ?)

21. Để nâng hiệu quả cao hơn, có thể làm những gì khác?

22. Cần tiếp tục nghiên cứu đối tượng nào ở  lĩnh vực này ?

23. Các cấp quản lý cần thực hiện những tác động gì để nâng hiệu quả cho phía áp dụng SKKN (tác giả, đồng nghiệp)?

 

Nêu ý nghĩa SKKN đối với ngành, đối với thực tiễn.

Đề xuất  các  ý  tưởng mới- SK; đề nghị với đồng nghiệp về việc nghiên cứu ý tưởng mới.

Đề nghị với các cấp QL về  áp dụng  và hỗ trợ SKKN.

Khẳng định

giá trị
của SKKN.


Có thể đưa ra hướng  nghiên cứu
tiếp theo

 

 

III. YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC  VĂN BẢN  SKKN

-  Bản SKKN được đánh máy, in, đóng quyển theo đúng quy định: Soạn thảo trên khổ giấy A4 bằng MS Word, Font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ : 14. Dãn dòng đơn.  Lề trái: 3 cm;  lề phải: 2 cm;; lề trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm. Số trang tối thiểu để chấm cấp thành phố từ 20 trang trở lên.

        - Bìa SKKN theo mẫu đính kèm. Tên SKKN phải  ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm SKKN đề cập,  không dài quá 30 từ.   

    - Đặt tên tệp SKKN theo qui đinh sau:

 Môn hoặc lĩnh vực_lơp/nganhhoc_tentacgia_tendonvi.doc . Ví dụ: SKKN môn Toán lớp 3 của cô Minh, trường TH Thăng Long sẽ đặt tên tệp: toan_3_Minh_THthanglong.doc. Phân loại môn và lĩnh vực viết SKKN theo nội dung mà SKKN đề cập.

 

IV. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI SKKN

1. Phát hiện vấn đề trong thực tế hoạt động Giáo dục - Đào tạo

Để lựa chọn chủ đề viết SKKN, cần tìm tòi, phát hiện điều bất cập giữa lý luận , yêu cầu cần đạt với thực tiễn công tác của mình về vấn đề nào đó thông qua việc tự đặt và trả lời câu hỏi:

- Vấn đề cần xem xét thuộc lĩnh vực  nào hoạt động giáo dục?

- Cần phải làm sáng tỏ vấn đề lý luận nào?

- Vấn đề lý luận có liên hệ với thực tế như thế nào?

- Những vấn đề cần giải quyết là gì?

2.     Tìm giả thuyết khoa học cho vấn đề

- Nghiên cứu văn bản, đối chiếu với kết quả diễn ra trong thực tế để giả định hướng giải quyết nhằm làm cho công việc phát triển tốt hơn trước.

- Viết giả thuyết nghiên cứu.

3.     Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tỉễn

+ Điều tra, khảo sát, quan sát… đánh giá thực trạng.

+ Áp dụng các biện pháp giả định trên đối tượng nghiên cứu.

+ Xử lý, đối chiếu, thống kê số liệu, phân tích, so sánh….để khẳng định kết quả thực nghiệm diễn ra tốt hơn trước.

4. Đúc rút tổng kết SKKN

+ Viết SKKN theo cấu trúc 1 hoặc cấu trúc 2. Khi viết cần lưu ý một số điểm:

      . Xác định tên SKKN. Tên SKKN phải viết gọn, rõ và đủ ý, phản ánh                           được bản chất và phạm vi vấn đề nghiên cứu.

      . Nêu kết luận rút ra được qua thực nghiệm thành nguyên tắc chung.

      .  Nêu phạm vi có thể áp dụng SSKN

      .  Những khuyến nghị với đồng nghiệp, với cơ quan quản lý cấp trên.

 

V. QUI ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN

1.  Ban hành Quyết định thành lập hội đồng chấm SKKN:

Quyết định do thủ trưởng đơn vị ký. Tổ chức chấm SKKN theo đúng tiến độ và qui trình, đảm bảo:

-         Mỗi SKKN đều phải được 2 thành viên chấm.

-         Biên bản chấm từng SKKN phải được 2 thành viên chấm ký, đồng thời có chữ ký của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng chấm.

2. Biểu điểm chấm:  

Các Hội đồng tổ chức chấm SKKN theo biểu điểm sau:

- Tính sáng tạo                                  4 điểm

- Tính hiệu quả                                  6 điểm

- Tính khoa học và sư phạm             4 điểm

- Tính phổ biến, áp dụng                            6 điểm

                                         Cộng          20 điểm

 

-         Tính sáng tạo: Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả công việc. - Tính hiệu quả: Có bằng chứng, có số liệu cho thấy việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã cho kết quả tốt hơn so với cách làm cũ.

-         Tính khoa học và sư phạm: Lựa chọn và sử dụng hợp lý, hiệu quả các phương pháp nghiên cứu; tổ chức tốt các bước áp dụng vào thực tiễn. Đề ra cách làm mới phù hợp với các nguyên lý giáo dục và các nguyên tắc sư phạm, đảm bảo yêu cầu về hình thức văn bản của SKKN.

-         Tính phổ biến, áp dụng: Có thể phổ biến cho nhiều người, áp dụng ở nhiều đơn vị.

Xếp loại SKKN:

-       Loại A: Từ 17 điểm đến 20 điểm

-       Loại B: Từ 14 đến  dưới 17 điểm

-       Loại C: Từ 10 điểm đến dưới 14 điểm

-       Không xếp loại: Dưới 10 điểm

 

VI. HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, ỨNG DỤNG KẾT QUẢ SKKN

Các đơn vị có thể áp dụng phối hợp các hình thức phổ biến ứng dụng SKKN sau:

-Tổ chức hội thảo theo các chuyên đề NCKH, SKKN;

- Phòng GD&ĐT, nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn và Thư viện tổ chức báo cáo, trao đổi thảo luận, sinh hoạt chuyên đề giới thiệu các đề tài NCKH, SKKN đạt giải cao của đơn vị và Thành phố ;

- Tổ chức giới thiệu, thử nghiệm các phương pháp mới trong  quản lý giáo dục, và giảng dạy.

- Các đơn vị chủ động lưu giữ và phổ biến các đề tài NCKH, các SKKN tại thư viện;

- Trung tâm Thông tin tư liệu thuộc Trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội lưu trữ SKKN được xếp loại cấp Ngành, cấp Thành phố, và có trách nhiệm tuyên truyền, tổ chức phổ biến SKKN được xếp loại cao cho các ngành học, bậc học trong Thành phố Hà Nội.

    - Sở tổ chức biên tập các SKKN có chất lượng cao theo từng ngành học, môn học để phổ biến tới các đơn vị.



Tin khác
Những yêu cầu cần thực hiện khi giao nộp SKKN chấm cấp ngành
Hướng dẫn công tác SKKN & NCKH năm học 2012- 2013
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân