Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 18894802
Đang trực tuyến : 4198


 
 
Công tác chủ nhiệm

KÝ ỨC TRONG TÔI

                           “Tháng năm dầu dãi nắng mưa/

                        Con đò tri thức thầy đưa bao người”.

                                           GVCN: Đỗ Thị Thu Phương

 

      Thời gian thấm thoắt trôi, mỗi năm là một lần đưa đò sang sông, có biết bao câu chuyện được dệt lên từ kỉ niệm với những học trò của mình. Có một ki niệm về một cậu học trò mà tôi vẫn còn nhớ mãi…..

            Năm đó tôi tôi được nhà trường phân công dạy hai lớp văn và chủ nhiệm một lớp 12 do đồng nghiệp của tôi chuyển trường. Nhận nhiệm vụ tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng vì đã được Ban giám hiệu tin tưởng phân công làm chủ nhiệm, nhưng lo hơn bởi đây là năm học đầu tiên tôi phải làm chủ nhiệm và lại đúng vào một lớp học sinh cuối cấp 12. Đa số các bạn trong lớp tôi  đều ngoan nhưng vẫn còn vài bạn học sinh nghich ngợm và lười học hay kéo bè kéo cánh, nổi lên trong đó là học sinh Cường. Đây là một học sinh có dáng vẻ điển trai, mặt mũi sáng sủa nhưng lầm lì ít nói.Trước khi được bàn giao lớp tôi được biết em là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bố mẹ chia tay, mẹ đi bước nữa, Cường chủ yếu sống với bà. Hai năm học lớp 10 và 11 Cường chưa có biểu hiện gì nổi bật ngoài lười học và thỉnh thoảng đi học muôn. Nhưng cho đến lớp 12 gần như cường không chịu học bài, không ghi chép, trong giờ ngủ gục thường xuyên. Thời gian đầu, tôi đã dùng mọi biện pháp để giáo dục Cường hết chép phạt, lại viết bản kiểm điểm, hết phạt lao động lại thì giáo viên lại cho đứng cuối lớp ghi bài…. Không có tuần nào mà cái tên học sinh Cường lại không có trong sổ. Dần dần tôi cảm thấy mất niềm tin với Cường và bất lực trước các biện pháp của mình. Cường không hỗn láo, không vi phạm quá nặng để đến mức đuổi học, trong khi bà của Cường lại trông cậy hết vào sự giáo dục của tôi.

         Một hôm, khi tôi vừa bước thấy cảnh tượng ồn ào nhốn nháo, đưa mắt quan sát, tôi thấy học sinh Cường mặt hùng hổ, đánh một bạn học sinh cùng khối ở ngay cạnh lớp tôi. Một tay vừa túm ngực áo, tay kia em đấm vào mặt bạn liên tiếp. Xung quanh đám con gái sợ hãi, la hét còn mấy bạn trai can ngăn cũng không được. Tôi vội vàng hét lớn “Dừng lại!” nhưng Cường vẫn ko dừng tiếp tục đánh bạn. Tôi tiến lại gần lôi bạn học sinh bị đánh ra và dù chưa biết lí do ẩu đả, qua bất bình trước hành động bạo lực của Cường tôi giơ thẳng cánh tay tát vào mặt Cường. Em vùng vằng bỏ ra khỏi lớp rồi không trở lại tiết học. Qua tìm hiểu tôi được biết lí do Cường đánh bạn không phải vì mâu thuẫn cá nhân mà đánh là để cảnh cáo và bênh vực một bạn nam trong lớp học chuyên bị bát nạt và sai vặt trên khu học nội trú. Cường đã bị nhà trường cảnh cáo, đình chỉ 3 ngày học và hạ một bậc hạnh kiểm.Nhưng sau 3 ngày nghỉ học điều làm tôi buồn nhất là Cường không đến lớp nhất định đòi bà cho bỏ học.

      Chiều hôm ấy sau giờ tan học, tôi đến nhà em ở khu Tân Ấp, bãi Phúc Xá. Cường đi đá bóng và không có nhà. Trước mặt tôi là hình ảnh một người bà còn khỏe mạnh  nhưng trông khắc khổ. Bà kể về cuộc đời cũng đầy bất hạnh của bà khi chồng chết, một mình nuôi con. Tuổi thiếu niên của Cường lại lớn lên trong tình yêu thương của bà….Hoàn cảnh Cường khiến tôi phải suy nghĩ trên cả dọc đường về.

             Tôi nhớ đến lời tâm sự của thầy giáo chủ nhiệm của tôi: công việc của người giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt, sáng tạo trong từng trường hợp, từng thời điểm có lúc ta là cô, là mẹ, lúc lại như vị thẩm phán công minh, có lúc lại thân tình như người bạn nhưng dù có là ai trong số những vai trò ấy thì sự chia sẻ, cảm thông và tinh thần trách nhiệm sẽ mãi là chìa khóa vạn năng để giúp ta mở cánh cửa vào với thế giới tâm hồn của học trò.

         Tôi nhân ra sai lầm của mình khi tôi chưa một lần trò chuyện cùng Cường tìm hiểu về tâm tư, tình cảm của em mà chỉ luôn trách phạt gay gắt khiến cho cô trò ngày một xa hơn, tôi trăn trở tìm biện pháp hợp lí để giúp em tiến bộ. Tôi thầm nghĩ có lẽ chỉ dùng tình cảm, sự yêu thương, sự quan tâm sẻ chia của mình để cảm động  em mà thôi. Được sự động viên của bà cuối cùng em đã trở lại lớp học. Cuối tiết học ngày hôm đó, tôi gọi Cường ra ngoài, đặt tay lên vai em và nói: Hôm trước, cô đã quá nóng đã tát em khi chứng kiến em bạo lực đánh bạn, cho cô xin lỗi. Cô biết em là người khảng khái, dám đứng lên chống lại cái xấu cái ác, để bảo vệ bạn trong mọi hoàn cảnh nhưng em cũng cần rút kinh nghiệm khi chúng ta có nhiều cách để bảo vệ bạn mà không cần phải bạo lực. Cường có vẻ bất ngờ trước lời xin lỗi của tôi, em bối rối và cúi đầu trong tiếng vâng rất nhẹ.

        Buổi sinh hoạt lớp ngày hôm ấy tôi đã kể cho các em nghe câu chuyện về 3 người đàn ông

“Cô sẽ kể cho các em nghe về quá khứ của 3 người đàn ông khác nhau:

Người thứ nhất đã từng có những vụ bê bối về chính trị, rất tin vào y thuật của thầy cúng, ông ta từng có tới 2 tình nhân, hút thuốc nhiều và uống 8-10 ly rượu mạnh mỗi ngày. Người thứ hai đã 2 lần bị đuổi việc, hôm nào cũng ngủ tới trưa mới dậy và tối nào cũng uống 1 lít rượu brandy. Ông ta từng hít thuốc phiện khi còn là sinh viên…Người thứ ba là anh anh hùng chiến tranh của một đất nước. Ông ta ăn chay trường, không bao giờ hút thuốc và thỉnh thoảng mới uống rượu, có uống bia nhưng uống không nhiều. Thời thanh niên chưa từng làm gì phạm pháp và chưa từng có một vụ bê bối tình ái nào.”

        Tôi hỏi cả lớp: Theo các em  trong 3 người đó ai sau này ai sẽ là người thành công?  Nhiều bạn trong lớp nói to chắc chắn là người thứ  thứ 3 rồi. Tôi quan sát thấy Cường lắng nghe chuyện rất chăm chú và tôi chốt lại câu chuyện

      “Ba người này đều là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ 2.Người thứ nhất là Franklin Roosevelt, tuy tàn tật nhưng ý chí kiên cường. Ông ta đã đảm nhận chức vụ Tổng thống Mỹ trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp.Người thứ hai là Winston Churchill, vị Thủ tướng nổi tiếng và tài ba nhất trong lịch sử nước Anh.Còn người thứ ba là Adolf Hitler, con ác quỷ phát xít Đức đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người dân vô tội”.

     Nghe xong câu chuyện cả lớp xì xào bàn tán, tôi để câu chuyện bỏ ngỏ về giá trị của nó. Cuối giờ sinh hoạt tôi gọi Cường ở lại gặp tôi. Tôi hỏi han em về tình hình gia cảnh, thấy tôi ân cần Cường đã mở lòng kể cho tôi nghe về gia đình bất hạnh của mình:Em đã từng có một mái ấm thực sự nhưng từ khi bố theo người đàn bà thứ ba, rồi những cuộc cãi vã xảy ra thường xuyên, và họ chia tay mỗi người có cuộc sống riêng, họ đùn đẩy trách nhiệm trong các khoản tiền hàng tháng khi bà nuôi em và đó là lí do khiến Cường chán nản, bất cần, bỏ bê hoc hành

        Tôi nhẹ nhàng nói với Cường: em có biết không những nhân vật mà cô vừa kể trong câu chuyện của giờ sinh hoạt hôm nay họ đều là những người có quá khứ khác nhau và những việc họ làm sau này đều xuất phát từ việc sau khi họ đã thoát khỏi quá khứ của mình. Cuộc sống của em mới chỉ bắt đầu, từ nay trở đi hãy nghe cô những nỗi buồn sẽ qua sẽ chỉ là quá khứ, những việc làm ngày hôm nay sẽ là của hiện tại và cho tương lai của mình. Trước mắt em là một kì thi lớn quyết định đến tương lai, sự nghiệp của em, bên cạnh em là người bà cần lắm những niềm vui  tinh thần mà em mang lại. Cha mẹ dù đã thiếu trách nhiệm nhưng họ vẫn là những đấng sinh thành mà em vẫn cần trưởng thành để báo hiếu. Em hãy cố gắng để đỗ vào một trường đại học, cô tin em vào khả năng nhận thức của em. Em sẽ làm được. Cô sẽ luôn ở bên khi em cần sự giúp đỡ của cô. Vùa nói tôi vừa cầm tay Cường và nhìn em bằng ánh mắt đầy hi vọng, còn Cường cúi mặt xuống, những giọt nước mắt bắt đầu rơi, ẹm nói giọng lí nhí’Vâng, em cảm ơn cô!”

            Từ sau hôm ấy tôi thấy Cường thay đổi, em ít nói hơn, chú tâm ghi chép bài vở và không đi học muộn hay ngủ gục trong giờ nữa. Cuối học kỳ năm ấy tôi đã tuyên dương em trước lớp và có phần quà nhỏ là cuốn sách kể về những tấm gương có nghị lực sống để ghi nhận sự tiến bộ của em và mong em tiếp tục cố gắng. tôi mạnh dạn để Cường thay thế một bạn làm tổ trưởng, cũng vì vậy mà Cường lại càng có trách nhiệm và cố gắng nhiều hơn. Và cuối cùng sự nỗ lực của tôi và ý chí vươn lên của Cường đã đem đến cho em niềm hạnh phúc khi em đạt 20 điểm trong kì thi đại học và đỗ trường Giao thông vận tải. Nhận được giáy báo thi cả tôi và em cảm xúc như vỡ òa… Ngày ra trường Cường tặng tôi một bó hoa to đẹp, kèm theo một bưu thiếp nhỏ ghi dòng chữ : “Em không biết phải nói thế nào chỉ biết rằng tình cảm và lòng biết ơn của em dành cho cô là mãi mãi. Cảm ơn cô đã cho em niềm tin vào cuộc sống…”

         Thời gian trôi qua, những dịp lễ ngày nhà giáo thỉnh thoảng Cường vẫn về thăm hoặc nhắn tin gọi điện chúc mừng tôi. Giờ đây em đã là trưởng phòng vật tư của một công ty xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh và có mái ấm gia đình hạnh phúc bên vợ và hai cô con gái nhỏ.

       Hình ảnh về cậu học trò nhỏ ấy mãi đi theo trong kí ức nghề giáo của tôi và  tôi đã trưởng thành lên rất nhiều từ sau khóa chủ nhiệm ấy. Bài học mà tôi đã nhận ra là khi ta trao niềm tin và tình yêu thương ta sẽ nhận lại tình yêu và niềm tin. Chúng ta hãy kiên trì giáo dục học sinh bằng những biện pháp tích cực, mềm mỏng lấy nhu thắng cương, linh hoạt trong từng thời điểm. Hãy lắng nghe các em để thấu hiểu, không áp đặt máy móc, nắm rõ hoàn cảnh từng em, bình tĩnh và xử lí tình huống, nên học hỏi và bổ sung kinh nghiệm từ thực tế, từ những thầy cô đi trước mình. Dẫu biết rằng công tác chủ nhiệm còn khó khăn vất vả nhưng nếu trên con đò ấy chúng ta vững tay chèo bằng tình yêu nghề, thương trò thì nhất định chúng ta sẽ thành công trong sự nghiệp trồng người. 



Tin khác
LÒNG NHIỆT TÌNH VỚI NGHỀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT.
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG VÀO LỚP 10 ĐỢT 2 (TỪ NGÀY 01-15/07/2024)
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân