Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 10361776
Đang trực tuyến : 5502


 
 
Giảng dạy
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN GDCD, CẤP THPT

              

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC

MÔN GDCD, CẤP THPT

(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9  năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

1. Mục đích

 Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

2. Nguyên tắc

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.

(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành. 

(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.

(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.

3. Nội dung điều chỉnh

Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:

(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.

(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.

(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.

(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.

4. Thời gian thực hiện       

Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ  năm học 2011 - 2012.

5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung

- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.

- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như  sau:

+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.

+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.

- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.

5.1. Lớp 10

 

STT

Tên bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

8

- Mục 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng- sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.

 

 

 

 

 

 

- Câu hỏi 1, 2 phần Câu hỏi và bài tập.

- Không phân tích, chỉ nêu kết luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.

- Không yêu cầu HS trả lời

2

Bài 2. Thế giới vật chất tồn tại khách quan

12-18

Cả bài

Không dạy

3

Bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

36

Mục 2: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng (5 dòng đầu trang 37, đoạn nói về Văn kiện Đại hội IX)

     

Không dạy

 

4

Bài 7. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

43

Câu hỏi 2 phần Câu hỏi và bài tập.

Không yêu cầu HS trả lời

5

Bài 8. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

45-53

Cả bài.

Không dạy

6

Bài 9.  Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội

60

Bài tập 4 phần Câu hỏi và bài tập.

 Không yêu cầu HS làm

7

Bài 10. Quan niệm về đạo đức

63 -64

 

 

 

66

 

66

- Điểm b mục 1: Phân biệt đạo đức với  pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.

 

- Bài tập 1 phần Câu hỏi và bài tập.

 

- Tư liệu 4 phần Tư liệu tham khảo.

- Chỉ  dạy học nội dung : phân biệt đạo đức với pháp luật

- Không yêu cầu HS làm

- Không yêu cầu HS đọc.

8

Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

69

 

74

- Điểm b mục 1: Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay.

- Điểm b mục 4:  Hạnh  phúc  cá nhân   hạnh  phúc  xã hội.

 

 Đọc thêm

9

Bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

80

 

 

83

- Điểm a mục 2: Hôn nhân là gì? đoạn từ “Sau khi đăng kí kết hôn…” đến “Em có nhận xét gì về suy nghĩ của cô gái này?” (từ dòng 13 đến 22)

- Điểm c mục 3: Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.

 

 

 Không dạy

10

Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

105

- Điểm a mục 2: Thông tin 1, đoạn từ “Thế nào là bùng nổ dân số?...” đến “dân số thế giới ở mức 3,5 tỉ người là phù hợp”.

- Điểm a mục 3: Đoạn nói về các bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư.

 

 Không dạy

 

5.2. Lớp 11

 

STT

Tên bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế

9

Điểm a mục 3: Nội dung thứ 2 của phát triển kinh tế: Cơ cấu kinh tế

- Không dạy

2

Bài 2. Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường

16 -17

 

18 -19

22

 

- Điểm b mục 1: từ “Lượng giá trị hàng hóa…” đến hết mục 1.

- Điểm a mục 2: bốn hình thái giá trị.

- Điểm c mục 2: Quy luật lưu thông tiền tệ.

- Câu hỏi 6 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Không dạy

 

- Đọc thêm

- Không dạy

- Không yêu cầu HS trả lời

3

Bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

35

Câu hỏi 5 và câu hỏi 10 trong phần Câu hỏi và bài tập.

Không yêu cầu HS trả lời

4

Bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

38

42

- Điểm b mục 2: Các loại cạnh tranh.

- Câu hỏi 3 và 6 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Không dạy

- Không yêu cầu HS trả lời

5

Bài 5. Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

45

47

- Điểm b mục 2: Vai trò của quan hệ cung – cầu.

- Câu hỏi 3 phần Câu hỏi và bài tập.

- Không dạy.

- Không yêu cầu HS trả lời

6

Bài 6. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

52

 

 

55

- Điểm c mục 2: Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Câu hỏi 5, 6, 7, 8 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Đọc thêm

 

 

- Không yêu cầu HS trả lời

7

Bài 7. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quả lí kinh tế của Nhà nước.

61

65

- Mục 2: Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước.

- Câu hỏi 9, 10 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Không dạy

- Không yêu cầu HS trả lời

8

Bài 8. Chủ nghĩa xã hội

67- 68

 

70-71

- Điểm a mục 1: Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Điểm b mục 2: Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.

 

Đọc thêm

 

 

9

Bài 9. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

74

 

75

78

 

80

- Điểm a mục 1: Nguồn gốc của nhà nước.

 

- Điểm b mục 1: Bản chất của nhà nước.

- Điểm d mục 2: Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Câu hỏi 2, 5 trong phần IV: Câu hỏi và bài tập.

- Không phân tích,  chỉ nêu kết luận.

- Đọc thêm

- Đọc thêm

 

- Không yêu cầu HS trả lời

10

 

 

 

 

Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

81

 

 

 

 

 

 

 

 

83

 

86

 

86 - 87

- Mục 1: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

 

 

 

 

 

 

 

- Điểm a mục 2: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.

- Điểm d mục 2: Đoạn từ “ Để quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân …” đến hết mục 2.

- Mục 3: Từ “dân chủ trực tiếp mang tính quần chúng rộng rãi nhưng lại phụ thuộc vào…” đến hết bài.

- Chỉ cần tập trung làm rõ: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Đọc thêm

 

- Không dạy

 

- Không dạy

 

11

Bài 11. Chính sách dân số và giải quyết việc làm

91

95

- Điểm a mục 1: Tình hình dân số ở nước ta.

- Câu hỏi 1 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Đọc thêm

- Không yêu cầu HS trả lời

12

Bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

96

Mục 1: Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.

Đọc thêm

 

13

Bài 14. Chính sách quốc phòng và an ninh

110

Mục 1: Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh.

Đọc thêm

 

 

5.3 Lớp 12

 

STT

Tên bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Bài 1. Pháp luật và đời sống

7

 

 

 

8-9

 

9

 

 

10 -11

 

 

 

10

- Điểm a mục 2: đoạn từ “Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào…” đến “mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động”.

- Điểm a mục 3: Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế.

- Điểm b mục 3: Quan hệ giữa pháp luật với chính trị.

 

- Điểm a mục 4: 5 dòng cuối trang 10 và 3 dòng dầu trang 11, từ “Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất, vì:”  đến “nên hiệu lực thi hành cao”

Bài tập 3 và 7 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Không dạy

 

 

 

- Đọc thêm

 

- Đọc thêm

 

 

 

- Không dạy

 

 

- Không yêu cầu HS làm

2

Bài 2. Thực hiện pháp luật

18

Điểm c mục 1: Các giai đoạn thực hiện pháp luật.

Không dạy

3

Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

35

 

 

37

 

 

39

 

43

- Điểm c mục 1: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

- Điểm c mục 2: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động.

- Điểm c mục 3: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh.

- Câu hỏi 6 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Không dạy

 

 

- Không dạy

 

 

- Không dạy

 

- Không yêu cầu HS trả lời

4

Bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

47 - 48

 

 

50 -51

 

53

- Điểm d mục 1: Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Điểm d mục 2: Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Bài tập 1 trong phần câu hỏi và bài tập

- Đọc thêm

 

 

- Đọc thêm

 

- Không yêu cầu HS làm

5

Bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản

56

 

58

 

59

 

61-62

66

- Điểm a mục 1: Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

- Điểm b mục 1: Ý nghĩa quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

- Điểm c mục 1 : Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Điểm a mục 2: Trách nhiệm của Nhà nước.

- Câu hỏi 8 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Đọc thêm.

 

 

- Đọc thêm

 

 

- Đọc thêm

 

 

- Đọc thêm

- Không yêu cầu HS  trả lời

6

Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ

69

 

 

71

 

 

 

78

81

- Điểm b mục 1: đoạn từ “Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử…” đến “đang bị quản chế hành chính” (7 dòng cuối trang 69)

- Điểm b mục 1: Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước – cơ quan đại biểu của nhân dân.

- Điểm a mục 4: Trách nhiệm của Nhà nước.

- Bài tập 1 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Đọc thêm

 

 

 

- Không dạy

 

 

- Không dạy.

- Không yêu cầu HS làm

7

Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

93-97

 

99

 

99-100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

101

 

 

102-103

 

 

- Mục 1: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

- Điểm b mục 2: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa.

- Điểm c mục 2: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điểm d mục 2: 9 dòng đầu trang 101, đoạn từ “Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định,…” đến “Vì sao ?”.

- Điểm e mục 2: 3 dòng cuối trang 102 và 4 dòng đầu trang 103, đoạn từ “Nguyên tắc hoạt động quốc phòng…” đến “gắn với thế trận an ninh nhân dân”.

- Đọc thêm.

 

- Đọc thêm.

 

- Tập trung vào 3 nội dung:

1/ Trong việc xóa đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo (ví dụ: Chương trình 134, 135 của Chính phủ).

2/ Trong lĩnh vực dân số.

3/ Trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Không dạy.

 

 

- Không dạy.

8

Bài 10. Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

110 -118

Cả bài.

 Đọc thêm

 

6. Hướng dẫn khung phân phối chương trình

            Các trường chủ động phân phối thời lượng cho từng bài, từng chương sao cho phù hợp với khung phân phối chương trình dưới đây.

 

Lớp 10

Cả năm: 37 tuần (35 tiết)

Học Kì I: 19 tuần (18 tiết)

- Dạy học từ bài 1 đến hết bài 9.

- Kiểm tra 1 tiết: 1 bài.

- Kiểm tra học kì I: 1 bài.

Học kì II: 18 tuần (17 tiết)

- Dạy học từ bài 10 đến hết bài 16.

- Kiểm tra 1 tiết: 1 bài.

- Kiểm tra học kì II: 1 bài.

 

Lớp 11

Cả năm: 37 tuần (35 tiết)

Học kì I: 19 tuần (18 tiết)

- Dạy học từ bài 1 đến hết bài 8.

- Kiểm tra 1 tiết: 1 bài.

- Kiểm tra học kì I: 1 bài.

 

Học kì II: 18 tuần (17 tiết)

- Dạy học từ bài 9 đến hết bài 15.

- Kiểm tra 1 tiết: 1 bài.

- Kiểm tra học kì II: 1 bài.

 

Lớp 12

Cả năm: 37 tuần (35 tiết)

Học kì I:19 tuần (18 tiết)

- Dạy học từ bài 1 đến hết 1/2 bài 6 (hết điểm b mục 1 bài 6).

- Kiểm tra 1 tiết: 1 bài.

- Kiểm tra học kì I: 1 bài.

Học kì II: 18 tuần (17 tiết)

- Dạy học từ điểm c mục 1 bài 6 đến hết bài 9.

- Kiểm tra 1 tiết: 1 bài.

- Kiểm tra học kì II: 1 bài.

 



Tin khác
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH, CẤP THPT
Danh sách khen thưởng cá nhân GVCN hoàn thành nhiệm vụ năm học 2012 - 2013
Danh sách khen thưởng cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến năm học 2012 - 2013
Danh sách khen thưởng cá nhân đạt danh hiệu lao động xuất sắc năm học 2012-2013
DANH SÁCH KHEN THƯỞNG TẬP THỂ NĂM HỌC 2012 - 2013
Quyết định khen thưởng tập thể, CB, GV, NV năm học 2012 - 2013
Lịch sơ kết học kỳ I - năm học 2012 - 2013
Hướng dẫn tổ chức thi nghề PT cấp THCS năm học 2012- 2013
Hướng dẫn hoạt động chuyên môn bộ môn tin học cấp THPT năm học 2012 - 2013
Hướng dẫn hoạt động chuyên môn bộ môn Thể dục cấp THPT năm học 2012 - 2013
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân