ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN TỪ LIÊM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: /TB-PGD&ĐT
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập –Tự do – Hạnh phúc
Từ
Liêm, ngày19 tháng 11 năm 2012
|
V/v Tổ chức thi nghề PT cấp THCS năm học 2012-
2013
Kính gửi : Ban giám hiệu các trường Trung học cơ sở
Căn cứ Quy chế thi tốt nghiệp phổ thông số10/2012/TT-BGDĐT
ngày 06 tháng 3 năm 2012;
Căn cứ Công văn số
10945/BGDĐT- GDTrH ngày 27/11/2008 về việc tổ chức thi lấy chứng nhận nghề phổ
thông của Bộ GD và ĐT;
Căn cứ Công văn số 9813/SGD&ĐT-GDTrH ngày 15/11/2012 về việc Hướng
dẫn tổ chức thi nghề PT cấp THCS năm học 2012-2013 của Sở GD-ĐT Hà Nội;
Phòng GD và
ĐT Từ Liêm hướng dẫn việc tổ chức thi và cấp chứng nhận nghề phổ thông cho học
sinh THCS năm học 2012-2013 như sau:
I . Nguyên tắc tổ chức
kì thi
- Sở GD và ĐT
Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức ra đề
thi, quyết định thành lập hội đồng coi thi , chấm thi, làm phách, thành lập các
đoàn kiểm tra điều kiện dự thi, các đoàn thanh tra thi cấp thành phố; cử lãnh
đạo hội đồng coi thi, chấm thi, duyệt kết quả thi và cấp chứng nhận nghề phổ
thông.
- Sở GD và ĐT
Hà Nội điều động giám khảo, cán bộ làm phách (trên cơ sở đề nghị của PGD
huyện); thanh tra coi và chấm thi.
- Sở GD và ĐT
Hà Nội uỷ quyền cho Trưởng phòng GD và ĐT phân công thanh tra, giáo viên coi
thi ở các hội đồng coi thi trong phạm vi
huyện đảm bảo cơ sở vật chất, an ninh cho các hội đồng coi thi, chấm thi
làm việc.
- Hội đồng coi, chấm thi chịu trách nhiệm tổ chức theo đúng Quy
chế thi của Bộ và các quy định, hướng dẫn của Sở, của Phòng GD.
- Thí sinh dự thi theo nguyên tắc
tự nguyện và đóng lệ phí thi theo qui định.
- Kì thi được quản lý bằng Chương
trình Quản lý thi nghề PT.
II. Ngày thi - Đối tượng
- Điều kiện dự thi - Nội dung thi
1. Ngày thi:
- Ngày thi lý thuyết: 22/01/2013.
- Ngày thi thực hành: Từ chiều 22/01/2013.
2.
Đối tượng dự thi:
- Những thí sinh đã hoàn thành chương trình nghề phổ
thông 70 tiết đã ban hành và đăng ký dự thi đúng nghề đã học.
3.
Điều kiện dự thi:
- Điểm trung bình nghề đạt từ 5,0 trở lên.
- Không nghỉ quá 7 tiết học trong một chương trình nghề
phổ thông.
4.
Nội dung thi:
- Theo chương trình nghề 70 tiết.
- Thí sinh
phải dự thi cả hai phần lý thuyết và thực hành:
+ Lý thuyết: Thi viết 45 phút. Hệ số
điểm bài thi là 1.
+Thực hành: Trình bày quy trình và làm sản
phẩm, thời gian tối đa 120 phút. Hệ số điểm bài thi là 3.
5.
Cách tính điểm kết quả thi:
- Điểm trung bình (ĐTB) của cả hai bài thi được tính như
sau:
ĐTB
=
Điểm trung bình bài
thi làm tròn đến một chữ số thập phân.
III. Tổ chức coi, chấm
thi
1. Danh sách thí sinh và phòng
thi
- Theo từng trường và theo từng nghề.
- Họ và tên thí sinh được sắp xếp theo vần (A, B, C..).
2. Thi lý thuyết
- Đổi chéo lãnh đạo hội đồng
coi thi và giám thị trong huyện.
- Lãnh đạo hội đồng coi thi:
+ Chủ tịch hội đồng : Giám hiệu trường THCS, trường THPT có cấp THCS.
+ Phó chủ tịch hội đồng: Giám hiệu trường THCS, trường THPT có cấp THCS.
+ Thư ký: thư ký HĐ nhà trường, tổ trưởng, tổ phó
chuyên môn chuyên môn, giáo viên cốt cán.
-
Giám thị coi thi lý thuyết là giáo viên trường THCS, trường THPT có cấp THCS.
3. Chấm thi lý thuyết và coi,
chấm thi thực hành
a. Nguyên tắc chung
- Thành lập một hội đồng chấm thi lý thuyết và coi, chấm thi thực hành
của huyện mỗi địa điểm chấm thi thực
hành do ít nhất một phó chủ tịch hội đồng chấm thi phụ trách.
- Đổi
chéo lãnh đạo và giám khảo các quận, huyện theo tỷ lệ 50%. Riêng bộ phận làm phách đổi chéo
các quận, huyện, thị xã 100%.
b.Thành phần hội đồng chấm thi lý thuyết và coi, chấm thi
thực hành
- Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo
phòng GDvàĐT quận, huyện hoặc Giám đốc trung tâm KTTH – HN, trung tâm GDTX.
- Phó chủ tịch hội
đồng là lãnh đạo phòng GD và ĐT quận, huyện; lãnh đạo trung tâm KTTH-HN, trung
tâm GDTX; Giám hiệu trường THCS, trường
THPT có cấp THCS.
- Thư ký: chuyên viên phòng GD và
ĐT, thư ký HĐ nhà trường, tổ trưởng chuyên môn.
- Giám
khảo chấm
thi lý thuyết, coi và chấm thi thực hành là giáo viên dạy môn công nghệ trường
THCS, giáo viên trung tâm KTTH - HN, trung tâm GDTX, giáo viên dạy môn Công
nghệ trường THPT hoặc giáo viên biết nghề.
- Mỗi hội đồng chấm thi có một tổ làm phách do phó chủ tịch hội đồng phụ
trách và 06 thành viên (theo quyết định của Sở).
4. Thanh tra, giám sát
- Trước kỳ thi, Phòng GD, Sở tổ chức các đoàn kiểm tra điều kiện dự thi
nghề của học sinh dự thi của các nhà trường. Hồ sơ kiểm tra điều kiện dự thi:
sổ gọi tên và ghi điểm, số ghi đầu bài và lịch báo giảng.
- Thanh tra
coi thi và giám sát chấm thi làm việc theo Quy chế thanh tra.
5. Cấp chứng nhận và tiêu
chuẩn xếp loại
- Cấp chứng nhận cho tất cả các thí sinhcó ĐTB của bài thi đạt từ 5,0
điểm trở lên ( không có bài thi nào đạt điểm dưới 3 ).
- Sở GD và ĐT in và cấp chứng nhận cho các
thí sinh theo đúng quy định của Bộ.
- Thí sinh
được cấp chứng chỉ xếp thành 3 loại theo tiêu chuẩn dưới đây :
+ Loại giỏi: ĐTB bài thi từ 9.0 đến 10 điểm .
+ Loại khá: ĐTB bài thi từ 7.0 đến dưới 9.0 và
không có bài thi điểm duới 5.0.
+ Loại Trung bình: Các trường hợp còn lại.
Nhận được Công văn này, các đồng chí Hiệu trưởng báo cáo
với UBND xã, thị trấn, phối hợp với các lực lượng chính quyền, công an, y tế
tại địa phương để đảm bảo cho kỳ thi được tiến hành nghiêm túc, an toàn, đúng
kế hoạch. Các nhà trường tạo điều kiện về CSVC, nhân sự, thời gian phục vụ kỳ
thi theo yêu cầu của Phòng GD.
Nơi
nhận:
- Như kính gửi;
- Ban
Lãnh đạo;
- Lưu
VT,tổ THCS.
|
KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG
( Đã ký)
Lê Thị Thu Hương
|