HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
BỘ MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2012 – 2013
Năm học 2012-2013: Chủ động, sáng tạo cho chất lượng
thực, hiệu quả cao.
I.Những
nhiệm vụ chung:
-
Tiếp
tục
triển khai việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình GDPT; sử
dụng hiệu quả thiết bị, đồ dung dạy học, tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, tích
hợp bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử.
-
Nhiệm
vụ chính trọng tâm: tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới
kiểm tra đánh giá.
-
Định
hướng mới:
Thiết kế giao án theo
hướng linh hoạt mềm dẻo phù hợp với những yêu cầu mới của chương trình.
Đa dạng hóa các hình thức dạy học, thực hiện
thí điểm Sử dụng di sản trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông ( chủ yếu
sử dụng di sản tại địa phương)
II. Thực
hiện nhiệm vụ chung của năm học 2012 -
2013, Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các tổ,
nhóm bộ môn Lịch sử một số vấn đề cụ thể như sau :
1. Về việc thực hiện qui chế chuyên môn.
- Tổ, nhóm
chuyên môn sử của các trường căn cứ vào khung PPCT của Bộ xây dựng phân phối
chương trình và kế hoạch dạy học môn Lịch sử của từng trường. Phân phối chương
trình và kế hoạch dạy học phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt.
- Đảm bảo 100% giáo viên lên lớp có giáo án
mới hoặc đã bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh và yêu cầu
mới của chương trình.
- Thực hiện
dạy đủ các giờ dạy theo quy định, các tiết bài tập và các tiết dạy lịch sử địa
phương Hà Nội.
- Thực hiện
các qui định về hồ sơ, sổ sách chuyên môn, về số đầu điểm theo qui định và lưu
đề kiểm tra viết.
- Thực hiện
nghiêm túc các văn bản về "Hướng
dẫn kiểm tra đánh giá xếp loại" của Bộ và Sở theo tinh thần “ Thực
chất trong kiểm tra , đánh giá”
- Tæ chøc
tèt viÖc dù giê , kiÓm tra viÖc thùc hiÖn quy chÕ chuyªn m«n trong tæ, nhãm.
-Tuân thủ hướng dẫn điều chỉnh chương trình SGK(giảm
tải) Bộ
Quan
niệm điều chỉnh chương trình không phải giảm thời lượng (dãn chương trình chứ
không phải cắt thời lượng), vì vậy vẫn phải đảm bảo đủ số tiết trong phân phối
chương trình, kết thúc kì học và năm học phải theo đúng hướng dẫn của khung
phân phối chương trình.
Giáo viên có thể dành thời lượng được giảm tải
cho những phần còn lại của bài, cho những bài dài, khó hoặc dành làm tiết bài
tập, ôn tập...nhưng chỉ được thực hiện trong 1 kì, tức là thời lượng của kì I
sẽ không được lấy sang kì II và ngược lại.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá
2.1. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
- Giáo viên
chủ động thiết kế giáo án linh hoạt,
khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt
giữa làm việc cá nhân và theo nhóm.
- Bài giảng
của giáo viên tránh dàn trải cần xác định
được những đơn vị kiến thức trọng tâm và tập trung các phương pháp làm nổi
bật kiến thức trọng tâm, tạo điểm nhấn cho bài giảng, giúp học sinh theo dõi
tập trung, có định hướng không gây tâm lí chán nản, căng thẳng, mệt mỏi.
- Chú trọng
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đồ dùng dạy học như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sơ đồ, đoạn phim, đoạn
tài liệu tham khảo …cần được chọn lọc cho phù hợp với bài học và được khai thác hiệu quả. Tăng cường sử dụng những
kĩ thuật dạy học mới.
- Tăng
cường liên hệ thực tiễn để tăng tính hấp dẫn của bài giảng, giúp học sinh
dễ dàng hiểu bài và thấy được kiến thức sách vở cũng gần gũi với cuộc sống.
- Chú trọng mục tiêu giáo dục tư tưởng đạo đức,
định hướng thái độ, hành vi cho học sinh thông qua những nội dung kiến thức
lịch sử.
- Xây dựng hệ thống
câu hỏi hợp lý, phù hợp với các
đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi
nhớ máy móc, không nắm vững bản chất, híng dÉn häc sinh ph©n tÝch, nhËn ®Þnh, ®¸nh gi¸, t×m ra bµi häc lÞch sö
vµ lµm bµi tËp thùc hµnh. (Hệ thống câu hỏi hợp lý phát triển tư duy của học sinh)
2.2 Thực hiện tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá
- Khi ra đề kiểm tra phải rà soát chương trình đảm bảo bám sát chuẩn kiến
thức, kĩ năng.
- Xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương
trình môn học; tăng cường ra câu hỏi kiểm tra bổ sung cho thư viện câu hỏi của
trường. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến
bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với
theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá
lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.
- Cần tiếp tục
đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đặt câu hỏi mở, đòi hỏi học sinh phải vận
dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và được trình bày chính kiến của bản thân về
các vấn đề lịch sử.
- Nắm vững kĩ thuật, kĩ năng ra
đề, soạn đáp án và hướng dẫn chấm bài thi, việc biên soạn đề kiểm tra theo
hướng tăng cường khả năng thông hiểu và vận dụng, đảm bảo mức độ nhận biết (
Xây dựng ma trận đề)
3. Về hoạt động bồi
dưỡng và tham gia bồi dưỡng thường xuyên.
-
Mỗi giáo viên cần thực hiện tốt các hoạt động tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày
càng cao của học sinh.
-
Kết hợp hoạt động tự bồi dưỡng của từng giáo viên với các buổi sinh hoạt chuyên
đề của tổ, nhóm.
- Tích cực tham gia phong trào viết
sáng kiến kinh nghiệm, chú ý nâng cao chất lượng khoa học của các bản sáng kiến
kinh nghiệm. Chống hình thức hóa và đối phó bằng cách copy nguyên mẫu.( năm
nay có 4 trường hợp vi phạm không xếp loại)
- Tham gia
đầy đủ các hoạt động của chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Sở tổ chức.
- Các
giáo viên tham gia phụ trách đội tuyển HSG tham gia những buổi sinh hoạt chuyên
đề riêng nhằm bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
4. Sinh hoạt chuyên đề bộ môn và sinh hoạt chuyên môn.
Nâng cao
chất lượng của các buổi sinh hoạt bằng các hoạt động cụ thể như: trao đổi về
giáo án( nên tập trung vào những bài khó trong chương trình), đồ dùng,
tư liệu dậy học, các bí quyết khai thác phần mềm dạy học, những kinh nghiệm
thực tiễn trong việc đổi mới phương pháp. Tổ, nhóm cùng nhau thống nhất những
nội dung kiến thức trọng tâm cơ bản của từng chương, từng bài, thống nhất các
giáo án dự giờ, thao giảng, đề cương ôn tập.....
- Mỗi lần
họp tổ, nhóm nên có ít nhất 01 chủ đề do một người trình bày rồi thảo luận. Chủ
đề nên gắn liền với nội dung chương trình giảng dạy, liên quan đến các tình
huống sư phạm cụ thể để mang lại hiệu quả cho việc thảo luận.
- Mỗi học
kỳ, mỗi trường thực hiện 01 chuyên đề. Trong năm học, mỗi cụm trường thực hiện
01 chuyên đề cho toàn cụm.
5.Về dạy học lịch sử địa phương.
- Tăng
cường sử dụng tài liệu địa phương trong dạy học. Đảm bảo cho 100% học sinh được
học và có sách “ Một số chuyên đề về lịch
sử Thăng Long – Hà Nội”
6.Về các kỳ thi với
học sinh.
1. Đối với lớp 10 và 11:
khuyến khích các trường (hoặc cụm trường) tổ chức thi Olympic nhằm phát hiện
những học sinh giỏi.
2. Thi
HSG thành phố: lớp 12 và thi HSGThành phố vào khoảng 15
tháng 10.
Các trường cần chú ý tổ chức ôn luyện cho học
sinh giỏi để các em có kiến thức sâu, đạt mức độ thông hiểu và có kĩ năng vận
dụng để tham gia các kỳ thi HSG thành
phố, thi chọn vào đội tuyển thành phố tham gia thi HSG quốc gia.
3. Thi tốt nghiệp: tổ chức ôn tập cho học sinh khối 12 nhằm chuẩn bị tốt kỳ
thi tốt nghiệp, chú ý ôn tập kiến thức trọng tâm cơ bản tránh “ học tủ, dạy
tủ”.
7.Về kì thi giáo viên giỏi môn lịch sử:
- Sở
sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể tới các trường.
- Một
số lưu ý đối với tiết thực hành môn Lịch sử: Ngoài những quy định chung cần lưu
ý.
+ Phương
pháp mới, sáng tạo.
+ Xác định mục tiêu rõ ràng chú ý đến mức độ
nhận thức thông hiểu và vận dụng của học sinh, rèn các kĩ năng, giáo dục tư
tưởng đạo đức, định hướng hành vi, thái độ cho học sinh.
+ Nội dung hấp dẫn, sinh động.
Trên đây là một số hướng dẫn cụ thể về hoạt động chuyên môn trong năm học
2011-2012. Các Tổ, nhóm trưởng vận dụng có sáng tạo cho phù hợp với điều kiện
của đơn vị mình. Chúc các đồng chí năm học mới sức khỏe và thành công.