HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
MÔN
ĐỊA LÍ CẤP THPT
Năm học 2012 – 2013
1.
Tăng cường trật tự kỷ cương trong
dạy và học.
+ Về
kế hoạch dạy học: Trong quá trình dạy học, giáo viên phải dạy đủ số tiết lý
thuyết và thực hành đã quy định trong phân phối chương trình. Chương trình và
SGK chưa quy định nội dung cụ thể cho các tiết ôn tập, giáo viên cần căn cứ
tình hình thực tế để định ra nội dung các tiết ôn tập nhằm củng cố hệ thống các
kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình. Thực hiện nghiêm túc
nội dung tinh giản của bộ.
+ Thực
hiện việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy bộ môn theo tài
liệu hướng dẫn. Việc tích hợp tạo điều kiện làm cho bài học sống động, hấp dẫn,
gắn với thực tiễn hơn nhưng không gây quá tải. Phương pháp giảng dạy các bài
tích hợp GDBVMT phải phát huy tối đa tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh trong học tập.
+ Thực
hiện việc chấm trả bài kiểm tra và ghi điểm vào sổ đúng thời gian quy định.
+ Sinh
hoạt tổ nhóm chuyên môn đúng quy định và có chất lượng. Nội dung sinh hoạt
chuyên môn, chuyên đề cần đi sâu vào nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng, những
dạng bài, những bài có nội dung khó, cách thức tổ chức các hoạt động trên lớp,
sử dụng đồ dùng dạy học thích hợp, trao đổi kinh nghiệm làm đề trắc nghiệm
khách quan … Tăng cường sinh hoạt chuyên
đề ở các cụm trường (1 lần/học kì)
+ Tổ chức dạy
chuyên đề tự chọn có chất lượng, không dùng thời lượng dạy tự chọn để kéo giãn,
xê dịch phân phối chương trình.
Các bài dạy chủ đề tự chọn có thể có điểm
kiểm tra dưới 1 tiết và được tham gia vào tính điểm TB của môn học.
+ Cấm dạy
không có đồ dùng dạy học (dạy chay) và dạy học theo lối thày đọc trò chép,
khuyến khích tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho đổi mới dạy học và ứng dụng
CNTT trong dạy học.
+ Về giáo án:
yêu cầu soạn mới hoặc nếu sử dụng giáo án cũ thì có bổ sung.
2.
Nâng cao chất lượng dạy và học bộ
môn.
+ Đổi mới
phương pháp dạy học. Việc đổi mới PPDH ở trường THPT cần theo 4 hướng sau:
-
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh
-
Bồi dưỡng phương pháp tự học
-
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn
-
Tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
Để đổi mới PPDH địa lí ở trường THPT đạt
hiệu quả, giáo viên cần quan tâm và thực hiện tốt các công việc
sau đây:
-
Thiết kế bài giảng khoa học, sắp
xếp hợp lí các hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết kế hệ thống câu hỏi
hợp lí, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải, bồi dưỡng năng lực độc
lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học.
-
Vận dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học địa lí theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh, đồng thời mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học mới như: thảo luận,
khảo sát điều tra, động não, bản đồ tư duy …
-
Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn
xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích động
viên học sinh học tập; chú trọng tổ chức hợp lí cho học sinh làm việc cá nhân
và theo nhóm, rèn luyện kĩ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên
cứu SGK và tài liệu tham khảo.
-
Tăng cường sử dụng hợp lý công
nghệ thông tin trong các bài giảng, khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy
học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn, coi trọng thực hành; bảo đảm cân
đối giữa truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh theo chuẩn kiến
thức và kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Chú trọng liên hệ thực tế
trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài dạy.
-
Đổi mới kiểm tra
đánh giá: trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, cần
kết hợp một cánh hợp lí hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan,
dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng; hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực
của mình.
-
Trong quá trình dạy học, giáo
viên cần chú ý hướng dẫn học sinh phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí,
nhất là mối quan hệ nhân quả; dành thời gian cho học sinh thu thập, xử lí thông
tin dựa vào bản đồ, lược đồ, các bảng biểu, tranh ảnh … để tìm kiến thức, rèn
luyện lỹ và phương pháp học tập địa lí.
+ Nâng cao
chất lượng dạy của thày cần tập trung vào:
-
Bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên
cho giáo viên thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, thông qua tổ chức các
chuyên đề, thông qua kiểm tra đánh giá giờ dạy … Tăng cường bồi dưỡng giáo viên
về kỹ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận,
trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của Chương trình phổ thông với các
cấp độ: biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo. Với các bài kiểm tra
cuối học kì, cuối năm nên dành tối thiểu 50% làm bài cho các nội dung thông
hiểu và vận dụng sáng tạo.
-
Thực chất trong kiểm tra, đánh
giá, dự giờ của giáo viên
-
Giữ vững phong trào viết SKKN và
phổ biến rộng rãi các SKKN có hiệu quả. Cần mở rộng trao đổi kinh nghiệm giảng
dạy trong trường và trong cụm trường. Hạn chế khoảng cách chênh lệch về trình
độ, về kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên trong trường và cụm trường.
+ Nâng cao
chất lượng học của học sinh:
-
Tạo hứng thú học tập bộ môn cho
học sinh, cần loại bỏ tư tưởng học bộ môn địa lí chỉ là môn học thuộc , vì vậy
đòi hỏi người G/V phải tích cực đổi mới dạy học.
-
Tạo nề nếp, phương pháp học bộ
môn
-
Đổi mới trong đánh giá kết quả
học tập của học sinh.
-
Khuyến khích sử dụng các loại
sách bài tập, thực hành, sưu tầm tư liệu để cập nhật với tình hình thực tiễn …
Khi dạy về địa lí Việt Nam cần dạy cho học sinh cách khai thác kiến thức trong
ATLAT địa lí Việt Nam.
3.
Về thi học sinh giỏi lớp 12 (có
văn bản hướng dẫn riêng)
+ Thời gian
thi: vào tháng 15/10/2012
+ Nội dung
thi:
-
Địa lí đại cương (lớp 10)
-
Địa lí Việt Nam: cả phần tự nhiên
và kinh tế xã hội.
-
về kỹ năng: vẽ các loại biểu đồ;
phân tích các bảng số liệu, khai thác kiến thức trong Atlát địa lí Việt Nam
…