HƯỚNG DẪN CÔNG
TÁC CHUYÊN MÔN
MÔN NGOẠI NGỮ -
THPT NĂM HỌC 2012-2013
Để
thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2012 - 2013.
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác chuyên môn của bộ môn NGOẠI NGỮ cấp THPT một số vấn đề
sau:
1.
Về việc thực hiện quy chế chuyên môn đối với 6 môn Ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp,
Đức, Nhật, Trung).
- Thực hiện
kế hoạch giáo dục theo chỉ đạo
của Bộ: mỗi năm học 37 tuần (kỳ I – 19 tuần, kỳ II – 18 tuần) trên cơ sở giữ
nguyên tổng số tiết (105 tiết).
- Triển khai
thực hiện dạy đúng phân phối chương trình theo hướng dẫn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và theo chỉ đạo cụ thể của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Lưu ý chỉ đạo việc điều chỉnh nội dung giảm tải theo chủ
trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(thực hiện theo văn bản về nội dung giảm tải
năm học 2011-2012)
- Giáo viên
phải có đầy đủ hồ sơ chuyên môn : bài soạn, sổ điểm cá nhân, sổ báo giảng, hồ
sơ lưu các bài kiểm tra ( tổng hợp % các bài kiểm tra 1 tiết)
- Tiếp tục
củng cố, nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường việc tự bồi dưỡng trình độ
chuyên môn để đáp ứng với yêu cầu đề án 2020.
- Sở khuyến
khích giáo viên soạn giáo án bằng tiếng Anh, giáo án điện tử, để tự nâng cao
trình độ của mình. Được phép bổ sung, hoàn thiện giáo án ngoại ngữ các khối
lớp 10, 11, 12 đối với các bài soạn đã được tổ bộ môn thẩm định chất lượng.
(Các tổ trưởng bộ môn lưu ý giáo án có thể đánh máy, có thể viết tay hoặc dùng
giáo án điện tử tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng trường)
- Tăng cường
tổ chức các chuyên đề trao đổi kinh nghiệm giảng dạy theo tinh thần đổi mới, áp
dụng linh hoạt và hợp lý các kỹ năng nghe, nói, đọc viết.
- Tiếp tục
phát động phong trào làm giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học bộ môn ngoại ngữ,
khuyến khích các đơn vị tổ chức triển lãm đồ dùng dạy học tự làm theo bộ môn có
thông báo để các trường đến cùng trao đổi kinh nghiệm .
- Lập kế hoạch
thanh tra chuyên môn giáo viên ít nhất 20%. Tổ chức tốt việc dự giờ chéo cho
giáo viên để giáo viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm , kiểm tra việc thực
hiện quy chế chuyên môn trong tổ , nhóm.
- Ngoài NN1, Sở GD- ĐT khuyến khích các trường triển khai dạy NN2 cho học sinh đã học NN1, trước hết tại các trường chuyên, trường chất lượng cao, và
các trường khác có điều kiện. Có thể tổ chức dạy học NN2 cho một số lớp hoặc
toàn trường. Thời lượng dạy NN2 là 2 tiết/tuần. Sử dụng SGK dùng cho NN1 với
KPPCT môn NN2. Việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học đối với NN2, thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại học
sinh THCS và học sinh THPT công
văn số 7984/BGD- ĐT-GDTrH ngày 01-09-2008.
- Phấn đấu đạt
các chỉ tiêu trong quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 và đề án “Dạy học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” của Thủ tướng
Chính phủ. Thực hiện tốt Kế hoạch
90/KH-UBND đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 và kế hoạch chi tiết đề án ngoại ngữ
của Sở GD-ĐT Hà Nội.
- Tiếp tục thực hiện CT-SGK của
Dự án tăng cường tiếng Pháp theo hướng dẫn thực hiện của Bộ GD-ĐT (như năm trước). Tiếp
tục củng cố và phát triển Chương trình dạy tăng cường tiếng
Pháp và bằng tiếng Pháp,
chương trình tiếng Pháp chuyên. Thực hiện tốt chương trình
thí điểm dạy tiếng Nhật, tiếng Đức tại THPT Chu Văn An, THPT Việt Đức, THPT Kim
Liên.
- Tăng
cường, khuyến khích các trường THPT có đủ điều kiện triển khai chương trình
dạy-học song ngữ các môn khoa học như Toán, Lý, Hóa, Sinh... bằng tiếng Anh
- Chú trọng tổ chức các hoạt động như: Cuộc thi hùng biện, Festival,
Olympic ... đối với tất cả các môn ngoại ngữ, khuyến khích học sinh sử dụng
ngoại ngữ trong giao tiếp :... tăng cường luyện các kỹ năng, nhất là kỹ năng nghe, nói cho học sinh. Tăng cường các hoạt động hội nhập Quốc tế, giao lưu với nước ngoài, tạo
điều kiện cho giáo viên được tham dự các hội thảo ngoại ngữ trong và ngoài
nước. Phấn đấu đến năm 2020 học sinh tốt nghiệp Tiểu học đạt được trình độ A1 (IELTS 2.0), học sinh THCS đạt được trình độ A2 (IELTS 4.0), học sinh Trung học phổ thông đạt trình độ B1 (IELTS 5.0), 100 %
giáo viên dạy ngoại ngữ Tiểu học và THCS đạt trình độ B2 (IELTS 5.5 - 6.5), giáo viên THPT đạt trình độ C1 (IELTS 7.0 –
8.0) hoặc các chứng chỉ tương đương theo khung tham chiếu chung Châu Âu.
- Từ tháng 9/
2012 Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức rà soát 100% trình độ giáo viên tiếng Anh để
phân lớp theo trình độ A1, A2, B1, B2, C1... sau đó sẽ tổ chức các lớp đào tạo,
bồi dưỡng. Mỗi giáo viên sẽ được bồi dưỡng theo cấp độ 01 lần bằng kinh phí của
nhà nước ( Ví dụ đầu vào B1, đầu ra sẽ là B2; vào B2 ra sẽ là C1...) nếu giáo
viên nào theo lớp đào tạo nhưng đầu vào và đầu ra không thay đổi ( Ví dụ đầu
vào B1, đầu ra giữ nguyên B1; vào B2 ra vẫn là B2...) thì giáo viên đó sẽ phải
tự bồi dưỡng bằng tiền của cá nhân và nộp lại chứng chỉ vào thời hạn quy định
của Ban chỉ đạo đề án ngoại ngữ 2020.
2. Đổi mới phương pháp giảng
dạy, kiểm tra, đánh giá và công tác chỉ đạo.
- Tiếp tục chỉ đạo các trường
theo tinh thần “Thực chất trong kiểm tra, đánh giá”. Khắc phục tình
trạng kết quả kiểm tra đánh giá phản
ánh không đúng chất lượng dạy và học, không đảm bảo tính chính xác, công bằng
gây tác động tiêu cực đến quá trình
dạy, học.
- Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh. Nên đổi mới
phương pháp ngay trong từng bài soạn nên chuẩn bị những nội dung cụ thể cho
từng đối tượng học sinh ngay khi soạn giáo án.
- Đổi mới cách đánh giá học sinh. Không quá cứng nhắc
trong việc thực hiện đầy đủ các bước lên lớp. Không nhất thiết phải kiểm tra
bài cũ học sinh ngay khi vào tiết học, có thể kiểm tra, cho điểm học sinh vào
thời điểm hợp lý trong tiết học hoặc cuối tiết học.
- Cải tiến việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn bằng cách
tổ chức các sinh hoạt chuyên đề có nội dung cụ thể (tránh hình thức). Sở khuyến
khích các quận, huyện tổ chức các chuyên đề liên cụm, lập kế hoạch cụ thể và
đưa vào nhiệm vụ năm học của bộ môn nhằm nâng cao tác dụng bồi dưỡng chuyên môn
chất lượng dạy học và trao đổi kinh nghiệm.
- Cần sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học, các phòng
chức năng sẵn có trong trường. Khuyến khích các tiết dạy sử dụng phầm mềm vi
tính. Khai thác nguồn đồ dùng dạy học tự tạo từ giáo viên và học sinh. Khuyến
khích các trường tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng công nghệ thông
tin, hướng dẫn soạn giáo án điện tử cho giáo viên ngoại ngữ.
- Các trường có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy
giỏi cấp Thành phố cần phát huy vai trò trong tổ, nhóm chuyên môn.
- Các nhóm trưởng chuyên môn cần thống nhất yêu cầu về
mức độ và nội dung ra đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ. Tránh tình trạng đánh
giá quá chênh lệch giữa các lớp.
- Đề kiểm tra 1 tiết và học kỳ
phải có đầy đủ các kỹ năng nghe, đọc, viết trong đó:
nghe 25%,
đọc 25% viết 25%, kiến thức ngôn ngữ 25% Các yêu cầu trong đề kiểm tra
thống nhất trong toàn thành phố được viết bằng tiếng Anh. (Phần nghe tuỳ theo điều kiện của các trường để có thể
nghe băng hoặc giáo viên đọc).
- Cải tiến nội dung các bài kiểm tra bằng cách có thể đưa
thêm các hình thức trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan, tăng cường phần
viết luận ngắn, phần đọc hiểu với nhiều hình thức phong phú ngay từ đầu năm.
Chuẩn bị tốt kiến thức cho học
sinh thi chọn đội tuyển lớp 12 cấp thành phố (vòng 1 ngày 15 tháng 10/ 2012 thi kỹ năng đọc + viết, vòng
2 chọn đội tuyển ngày 08 tháng 11/2012 thi 04 kỹ năng: nghe + nói + đọc + viết)
và quốc gia (tháng 01/2013)
- Khuyến khích việc tổ chức thi Olympic bộ môn tiếng Anh cấp trường, cấp
cụm trường trên tinh thần tự nguyện ở các trường có điều kiện.
- Theo Kế hoạch đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020, Sở
GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp giảng dạy cập
nhật, đổi mới theo yêu cầu đề án, các khóa đào tạo trong nước và Quốc tế. Đề
nghị các Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn cần theo dõi lịch trình trên
mạng Sở gửi về các trường để cập nhật các thông tin và bố trí thời gian hợp lý
để tham gia đầy đủ các khóa tập huấn.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. Sáng kiến kinh
nghiệm cần tập trung vào những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình dạy
học. Các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn cần xét, duyệt các SKKN một cách có
chọn lọc trước khi đưa lên Thành phố.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO HÀ NỘI.