HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2012 - 2013
BỘ MÔN HOÁ HỌC THPT
I. Năm học 2011-2012:
1.
Thi tốt nghiệp THPT
Kết quả đỗ TH toàn TP là 99,58%, trong đó
môn Hoá điểm 5 trở lên được xếp vào mức cao so với các môn khác. Cụ thể:
Điểm 5 trở lên các môn như sau: Văn
83,5%; Địa 86,89%; Sử 95,37%; Toán 97,43%; Ng.Ngữ 92,79%; Hoá 96,8%
Một số trường đỗ cao: Nhiều trường tỷ
lệ TN 100%(132 trường/223 trường) và tỷ lệ môn Hoá đạt 5 điểm trở lên cao trên
99,5% có khoảng 23 trường VD như Chu văn an, Chương mỹ A, Chương Mỹ B, Đồng
Quan, Hoài Đức A, Hữu nghị 80, Minh
Khai, Ngọc hồi , Ngọc Tảo, Ngô Thì Nhậm, Phú Xuyên B(100%)...
2.
Thi HSG lớp 12: có 163 giải trong đó có
+ 10 giải nhất: rải đều ở các
trường: HN – Am; Chuyên Nguyễn Huệ; Thang Long; Sơn Tây; Chu Văn An.
+ 33 giải nhì; 61 giải ba;
59 giải KK.
3. KQ SKKN năm 2011-2012:
Tổng số: 169 SKKN
Loại A: 0 Loại
B: 27. Loại C: 134 KXL: 8.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ
năm học theo “Hướng dẫn nhiệm vụ năm học
cấp THPT ” của Sở GD & ĐT Hà Nội, Sở lưu ý các tổ, nhóm bộ môn Hoá học
một số vấn đề sau:
II. Năm học 2012-2013:
1. Về việc thực hiện qui
chế chuyên môn và nội dung dạy học
- Tiếp tục chỉ đạo, quản lý tốt
việc thực hiện chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành và Hướng
dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Hóa học của Bộ ban hành.
Điều chỉnh nội dung dạy
học của Bộ (đối với Ban Cơ bản) theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng
lặp với bộ môn khác, chưa thật sự cần thiết với học sinh, các câu hỏi bài tập
đòi hỏi phải khai thác quá sâu lí thuyết.
Sau khi điều chỉnh nội dung dạy học, các giáo viên và học sinh sẽ có
thêm thời gian để nghiên cứu kĩ các nội dung khác, tạo điều kiện cho GV đổi mới
phương pháp dạy học.
- Thực hiện dạy đủ các giờ lý
thuyết, luyện tập và thực hành thí nghiệm.
- Thực hiện các qui định về hồ
sơ, sổ sách chuyên môn, về số đầu điểm theo qui định và lưu đề kiểm tra viết.
- Đảm bảo 100% giáo viên lên lớp
có giáo án theo hướng đổi mới phương pháp, nếu dùng giáo án đã soạn năm trước
cần có sự bổ sung và điều chỉnh cho phù
hợp với đối tượng học sinh.
- Hình thức bài soạn không quy
định cứng nhắc, nhưng trong bài soạn cần nêu rõ các bước tiến hành của giáo
viên và hoạt động của học sinh.
2.Về việc đổi mới phương
pháp giảng dạy
- Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh
nội dung dạy học của Bộ ; tổ, nhóm chuyên môn cần nghiên cứu và quán triệt đầy
đủ mục tiêu về kiến thức và kỹ năng qua đó
xác định đúng trọng tâm, mức độ kiến thức, các yêu cầu của từng chương,
từng bài, từng tiết một cách hợp lý để sao cho học sinh hiểu kiến thức cơ bản
và vận dụng được. Tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất.
- Tiếp tục duy trì, phát triển cả bề rộng và chiều sâu việc đổi mới phương
pháp trên hai mặt: đổi mới dạy học và đổi mới cách đánh giá theo phương châm "Dạy thực chất- Học thực chất” với
việc thực hiện tốt chủ trương của Bộ “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện
một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ
thể về đổi mới phương pháp dạy học”:
+ Khi lên lớp giáo viên cần phát
huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường hoạt động cá
nhân phối hợp với hoạt động tập thể trong học tập. Khắc phục tình trạng dạy học
theo lối đọc – chép.
+ Tận dụng tối đa các thiết bị
thí nghiệm và các phương tiện hỗ trợ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong bài
giảng, tuy nhiên không quá lạm dụng máy tính, đèn chiếu dẫn đến chuyển từ đọc -
chép sang nhìn - chép.
+ Giáo viên dành thời gian tập
trung vào kiến thức trọng tâm của bài và hướng dẫn học sinh tự học theo SGK.
- Tiếp tục thực hiện việc tích
hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Hóa học. Trong quá trình tích
hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cần quan tâm đến nguyên tắc tích hợp là
chuyển tải các nội dung bảo vệ môi trường vào bài học một cách tự nhiên, phù
hợp với nội dung bài học, gắn với thực tế, làm cho bài học trở nên sinh động
hơn. Việc tích hợp này không được làm quá tải bài học.
- Việc đổi mới phương pháp dạy
học phải gắn liền với đánh giá, ra đề và chấm bài, đảm bảo đánh giá đúng trình
độ của học sinh. Khi đánh giá cần thể hiện thái độ khách quan, công minh và
hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình:
+ Thực hiện đúng quy định về thời lượng kiểm tra trong
phân phối chương trình. Thực hiện nghiêm túc các văn bản về
"Hướng dẫn kiểm tra đánh giá xếp loại" của Bộ và Sở. Riêng điểm
bài thực hành, Sở giao cho các trường lựa chọn một bài thực hành để đánh giá
lấy điểm (hệ số 1).
+Kết hợp một
cách hợp lý hình thức tự
luận và trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá.
3. Về các kỳ thi
- Các trường cần chú ý tổ chức ôn
luyện cho học sinh giỏi lớp 12 để các em
có kiến
thức sâu hơn, rộng hơn kể cả các kiến thức từ lớp dưới để tham gia kỳ thi HSG thành phố, thi chọn vào đội tuyển HSG
thành phố.
- Đối với lớp 10 và 11, khuyến
khích các trường (hoặc cụm trường) tổ chức thi Olympic nhằm phát hiện những học
sinh giỏi bộ môn.
- Đối với lớp 12: Sở tổ chức thi
HSHG vòng 1 vào ngày 15/10/2012 và vòng 2 vào 08/11/2012. Về hình thức thi năm
nay các môn Lý Hoá Sinh có thêm phần lí thuyết thí nghiệm, thực hành(Vòng 1 ít
thay đổi so với các năm trước, chủ yếu thay đổi ở vòng 2 có thêm các phần lí
thuyết thí nghiệm thực hành, việc cho TS làm TN chỉ thực hiện đối với các HS đã
được chọn vào đội tuyển QG)
- Thi tốt nghiệp: tổ chức ôn tập cho học sinh khối
12 nhằm chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp, chú ý ôn tập kiến thức cơ bản tránh “ học tủ, dạy tủ”.
- Năm học 2012-2013 Sở GD&ĐT
tổ chức thi GVDG môn Hoá học cấp THPT: hình thức tổ chức GVDG năm nay có thể sẽ
có nhiều thay đổi so với các năm trước. Cụ thể vòng 1 vẫn do các cụm tổ chức như
bình thường, nhưng vòng 2 sở sẽ tổ chức theo từng cụm và dạy trên cùng một đối
tượng học sinh và chỉ dự một tiết thực hành cùng với điểm bài thi viết do sở tổ
chức.
Các giờ dạy GVG cần đổi mới mạnh
mẽ về PP, phát huy trí lực của học trò thông qua các hoạt động, khai thác tối đa
các phương tiện dạy học. Tránh lạm dụng quá mức phần công nghệ thông tin, dạy học
theo kiểu trình diễn, không có tính tích cực lâu dài.
4.Về hoạt động bồi dưỡng
và nghiên cứu khoa học
- Tiến hành tốt các hoạt
động tự bồi dưỡng về kiến thức, phương pháp; cần quan tâm đến những giáo viên
mới chưa được bồi dưỡng về CT và SGK mới.
- Kết hợp hoạt động tự
bồi dưỡng của từng giáo viên với các buổi sinh hoạt chuyên đề của tổ, nhóm.
- Tích cực tham gia phong
trào viết sáng kiến kinh nghiệm, chú ý nâng cao chất lượng khoa học của các bản
sáng kiến kinh nghiệm.
- Năm nay sở triển khai
cuộc thi INTEL ISEF tới tất cả các trường THPT trong toàn thành phố, để tạo sân
chơi bổ ích cho các em học sinh say mê nghiên cứu khoa học, Sở đề nghị các trường
THPT trong toàn thành phố hưởng ứng nhiệt tình để góp phần đem lại thành công của
hội thi.
5. Sinh hoạt chuyên đề bộ
môn và sinh hoạt chuyên môn
a. Một số chuyên đề có thể lựa chọn trong sinh
hoạt chuyên môn:
- Lựa
chọn các chủ đề để phục vụ cho việc dạy học tự chọn tại trường;
- Sáng tạo và cải tiến các thiết
bị dạy học;
- Khai thác phần mềm máy tính
nhằm ứng dụng vào dạy và học Hóa học;
- Dạy làm nổi bật đặc trưng bộ
môn và rèn luyện phương pháp tư duy;
- Dạy trên lớp kết hợp với hướng
dẫn học sinh tự học;
- Phương pháp tổ chức cho học
sinh thảo luận nhóm trong một tiết dạy.
- So sánh, hệ thống hóa các kiến
thức cơ bản
b. Sinh hoạt chuyên môn
của trường, cụm trường.
- Nâng cao
chất lượng chuyên môn, chú ý thống nhất nội dung kiến thức và phương pháp giảng
dạy phù hợp với qui định của chương trình. Nâng cao chất lượng dự giờ (nên tập trung vào những bài khó trong
chương trình và chủ đề tự chọn).
- Mỗi lần họp tổ, nhóm nên có ít
nhất 01 chủ đề do một người trình bày rồi thảo luận. Mỗi học kỳ, mỗi trường
thực hiện 01 chuyên đề. Trong năm học, mỗi cụm trường thực hiện 01 chuyên đề
cho toàn cụm. Chủ đề nên gắn liền với nội dung chương trình giảng dạy, liên
quan đến các tình huống sư phạm cụ thể
để mang lại hiệu quả cho việc thảo luận.
--------------------------------------------------
Trên đây là một số định hướng chính, các đ/c căn cứ vào các văn bản qui định, hướng dẫn của Bộ,
Sở và tình hình thực tế tại các nhà trường để xây dựng Kế hoạch công tác của bộ
môn cho tổ nhóm chuyên môn của mình.
PHÒNG TRUNG HỌC