HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC
2012 - 2013
BỘ MÔN SINH HỌC THPT
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ
năm học theo Hướng dẫn nhiệm vụ năm học
cấp THPT của Sở GD & ĐT Hà Nội, Sở lưu ý các trường một số trọng tâm
công tác chuyên môn bộ môn sinh học như sau:
1. Về việc thực hiện quy chế
chuyên môn và nội dung dạy học
-
Thực hiện phân phối chương trình, hướng dẫn điều chỉnh nội dung bộ môn
do BộGD & ĐT ban hành. Các tổ chuyên môn tiếp tục điều chỉnh PPCT sau giảm
tải đã thực hiện từ năm học 2012-2013 cho phù hợp với đối tượng HS của trường
mình. lưu ý dành thời lượng được giảm tải cho bài dài, khó hoặc dành làm tiết
bài tập, ôn tập...nhưng kết thúc kì học và năm học phải theo đúng hướng dẫn của khung phân phối
chương trình do BGD&ĐT qui định. Phân phối chương trình phải được
lãnh đạo nhà trường phê duyệt.
- Thực hiện đầy đủ các bài thí
nghiệm, thực hành qui định trong chương trình
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản về Hướng
dẫn kiểm tra đánh giá xếp loại của Bộ và Sở theo tinh thần “
Thực chất trong kiểm tra , đánh giá” (lưu
ý thực hiện thông tư 58/2011/TT-BGD&ĐT).
- Có đủ hồ sơ, sổ sách chuyên môn
theo quy định (với cá nhân gồm có: Số
điểm cá nhân, Sổ lưu đề, bài kiểm tra, Sổ báo giảng, Giáo án, Sổ dự giờ; hướng dẫn điều chỉnh nội dung môn học do Bộ
phát hành; với tổ nhóm chuyên môn gồm có: Sổ sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, Sổ đăng kí đồ dùng dạy học), lưu
đề kiểm tra viết, thực hiện chấm trả bài chính xác, đúng tiến độ.
+ Các giáo viên lên lớp có giáo án theo hướng đổi
mới phương pháp dạy học. Có thể sử dụng giáo án đã soạn năm trước nhưng cần có
sự bổ sung và ghi rõ nội dung điều chỉnh.
+ Tổ chức tốt việc dự giờ, kiểm tra việc thực
hiện quy chế chuyên môn trong tổ, nhóm.
2. Về việc đổi mới phương pháp
giảng dạy
- Quán triệt đầy đủ mục tiêu về
kiến thức và kỹ năng bộ môn theo Chương
trình giáo dục phổ thông, chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn điều chỉnh nội
dung. Trên cơ sở đó, xác định đúng trọng tâm, mức độ kiến thức, kĩ năng các
yêu cầu của từng bài học một cách hợp lý.
- Phát huy tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh bằng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
- Tích cực ứng dụng CNTT vào giảng
dạy. Sử dụng hợp lý các thiết bị hỗ
trợ trong giờ dạy.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học phải
gắn liền với đánh giá, ra đề và chấm bài, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của
học sinh. Kết hợp một cách hợp lý các hình thức kiểm tra,
đánh giá phù hợp với đặc trưng bộ môn. Khuyến khích ra đề kiểm tra theo hướng mở nhằm phát huy năng lực sáng tạo
của HS.
3. Về hoạt động bồi dưỡng và
nghiên cứu khoa học
- Tiến hành tốt các hoạt
động tự bồi dưỡng về kiến thức, phương pháp; cần quan tâm đến những giáo viên
mới vào nghề .
- Kết hợp hoạt động tự
bồi dưỡng của từng giáo viên với các buổi sinh hoạt chuyên đề của tổ, nhóm.
- Về việc viết sáng kiến
kinh nghiệm: Cần tập trung vào việc phân tích, giải quyết các tình huống khi
giảng dạy, phương pháp dạy những bài khó, thể hiện đổi mới PPDH. Chú ý nâng cao chất lượng khoa học của các bản
sáng kiến kinh nghiệm. Chống hình thức hóa và đối phó bằng cách copy nguyên
mẫu.
- Tích cực tham gia hướng
dẫn, hỗ trợ HS thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật lần thứ hai.
4. Sinh hoạt chuyên đề bộ môn và
sinh hoạt chuyên môn
Mỗi lần họp tổ, nhóm nên có ít
nhất 01 chủ đề do một người trình bày rồi thảo luận. Chủ đề nên gắn liền với
nội dung chương trình giảng dạy, liên quan đến các tình huống sư phạm cụ thể để
mang lại hiệu quả cho việc thảo luận.
Một số chuyên đề có thể
lựa chọn trong sinh hoạt chuyên môn:
- Lựa
chọn các nội dung: Các bài khó, các thí nghiệm khó trong chương trình, thống
nhất nội dung ra đề kiểm tra định kỳ, tích hợp GD bảo vệ MT, tích hợp
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên...
- Học tập SKKN của đồng nghiệp:
Trao đổi, thảo luận để vận dụng phù hợp với đối tượng HS của trường, không sao
chép nguyên vẹn.
- Sử dụng có hiệu quả đồ dùng DH
và các phương tiện hỗ trợ DH.
- Sử dụng sáng tạo hoặc cải tiến
các thiết bị dạy học.
- Các bí quyết khai thác các phần
mềm hỗ trợ DH, khai thác các tư liệu DH trên mạng internet, chỉnh sửa các tư
liệu cho phù hợp với nội dung kiến thức sinh học THPT...
5.
Về các kỳ thi với học sinh.
5.1. Đối với lớp 10 và 11: khuyến khích các trường
(hoặc cụm trường) tổ chức thi Olympic nhằm phát hiện những học sinh giỏi.
5.2. Thi HSG thành phố lớp 12:
- Thi HSG thành phố lớp 12 tổ
chức ngày 15/10 và thi chọn Đội tuyển Thành phố vào 8/11. Các trường cần chú ý
tổ chức ôn luyện cho học sinh giỏi để các em có kiến thức sâu và rộng để tham
gia các kỳ thi HSG thành phố, thi chọn
vào đội tuyển thành phố tham gia thi HSG quốc gia.
- Kỳ thi HSG Quốc gia ở môn Sinh
có nội dung thực hành thí nghiệm.
5.3. Thi tốt nghiệp:
tổ chức
ôn tập cho học sinh khối 12 nhằm chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp, chú ý ôn tập
kiến thức cơ bản tránh “ học tủ, dạy tủ”.
5.4. Tổ chức Hội
thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật thành phố HN lần thứ hai
Tổ chức và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi
nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đặc biệt tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Trên đây là một số định
hướng chính, các ông (bà) tổ trưởng chuyên môn căn cứ các văn bản, hướng dẫn
của Bộ, Sở và tình hình thực tế của trường để xây dựng Kế hoạch công tác của
Tổ chuyên môn.
--------------------------------------------------------