Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 18894087
Đang trực tuyến : 3450


 
 
Giảng dạy
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ, CẤP THPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC

MÔN CÔNG NGHỆ, CẤP THPT

(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

1. Mục đích

 Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

2. Nguyên tắc

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.

(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành. 

(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.

(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.

3. Nội dung điều chỉnh

Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:

(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.

(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.

(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.

(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.

4. Thời gian thực hiện       

Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ  năm học 2011 - 2012.

5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung

- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.

- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như  sau:

+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.

+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.

- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.

5.1. LỚP 10

a) Học kì I: 19 tuần ( 18 tiết)

Phần 1: Nông, lâm, ngư nghiệp.

Tuỳ theo điều kiện thực tế của từng địa phương để chọn dạy 1trong 2 chương: chương I hoặc chương II.

Nếu chọn dạy chương I - Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương: Kết thúc học kì  I sau khi học xong bài 16: Thực hành nhận biết một số loài sâu, bệnh hại lúa

Nếu chọn dạy chương II- Chăn nuôi và thuỷ sản đại cương: Kết thúc học kì  I sau khi học xong bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thuỷ sản

b) Học kì II: 18 tuần (34 tiết), có 6 tiết Giáo dục hướng nghiệp tích hợp vào các chương:

Chương III : 2 tiết; Chương IV : 2 tiết; Chương V: 2 tiết.

Đối với chương III, bài 40 dạy bắt buộc, còn các bài 41,42, 43, 44, 46, 48 có thể chọn lĩnh vực phù hợp với chương 1 hoặc chương 2 đã chọn trước đó hoặc có thể chuyển sang ngoại khoá, xem đĩa băng hình, hoặc thay thế bằng tài liệu tự biên soạn phù hợp với điều kiện giống cây trồng, vật nuôi của địa phương, tích hợp các nội dung giáo dục môi trường, hướng nghiệp.....

 

TT

Chương

Bài

Trang

Nội dung

Hướng dẫn thực hiện

Phần 1. NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP

1

I

 

 

 

Bài 9. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

Bài 10. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn.

27

 

 

31

Cả bài.

Chọn dạy 1 trong 2 bài tuỳ vào điều kiện  cụ thể của vùng miền.

 

2

I

Bài 11. Thực hành: Quan sát phẫu diện đất.

36

Cả bài.

Không dạy hoặc chuyển sang ngoại khóa nếu có điều kiện.

3

I

Bài 14. Thực hành: Trồng cây trong dung dịch.

44

Cả bài.

Không bắt buộc. Đối với những trường có điều kiện có thể thực hành hoặc chuyển sang hình thức khác như: ngoại khóa, xem băng hình, tham quan.

4

 

II

 

Bài 22. Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.

65

I. Khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục

Không dạy (vì đã dạy ở Công nghệ 7).

5

III

 

Bài 41. Bảo quản hạt, củ làm giống.

122

 

Căn cứ vào việc chọn dạy chương 1 hay chương 2, chọn bài dạy cho phù hợp với nội dung đã chọn và vùng miền.

 

Có thể chuyển sang tham quan ngoại khóa ở những nơi có điều kiện, hoặc xem băng hình.

6

III

 

Bài 42. Bảo quản lương thực, thực phẩm.

126

 

7

III

 

Bài 43. Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá.

131

 

8

III

 

Bài 44. Chế biến lương thực, thực phẩm.

134

 

9

III

 

Bài 46. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.

139

 

10

III

 

Bài 48. Chế biến sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản.

145

 

Phần 2. TẠO LẬP DOANH NGHIỆP

11

 

Bài 49. Bài mở đầu.

150

 

- Phương án 1. Dạy theo quy định tại phân phối chương trình;

- Phương án 2. Bố trí 8 tiết để dạy các kiến thức lý thuyết cơ bản về tạo lập doanh nghiệp của 2 chương 4 và 5; số tiết còn lại cộng với số tiết giáo dục hướng nghiệp (4 - 6 tiết), giáo viên tổ chức cho học sinh học theo dự án hoặc giao bài tập nghiên cứu và thảo luận tại lớp.  

12

V

Bài 50. Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

153

 

13

V

Bài 51. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.

158

 

14

V

Bài 52. Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh.

161

 

15

VI

Bài 53. Xác định kế hoạch kinh doanh.

166

 

16

VI

Bài 54. Thành lập doanh nghiệp.

170

 

17

VI

Bài 55. Quản lí doanh nghiệp.

174

 

18

VI

Bài 56. Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh.

182

 

5.2. LỚP 11

TT

Chương

Bài

Trang

Nội dung

Hướng dẫn thực hiện

1

I

Bài 2. Hình chiếu vuông góc.

11

II. Phương pháp góc chiếu thứ 3.

Không dạy.

2

II

Bài 10. Thực hành: Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản.

42

Cả bài.

Không bắt buộc (GV có thể dạy hoặc không dạy).

 

3

II

Bài 13. Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính.

65

Cả bài.

Không dạy.

Tóm tắt mục I, II chuyển sang Bài 1.

4

IV

Bài 18. Thực hành: Lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiện.

85

Cả bài.

Không bắt buộc.

 

5

VI

Bài 28. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen

123

2. Đặc điểm của sự hình thành hòa khí.

Không dạy.

 

6

VI

Bài 31. Thực hành: Tìm hiểu cấu tạo động cơ đốt trong.

131

Cả bài.

Không bắt buộc.

7

VII

Bài 33. Động cơ đốt trong dùng cho ô tô.

137

 

 

 

Tùy theo điều kiện các vùng, miền khác nhau (vùng núi, vùng sông biển, thành phố, thị xã, nông thôn, vùng sản xuất nông nghiệp), lựa chọn dạy 3 trong 5 bài, từ bài 33 đến bài 37 cho phù hợp.

8

VII

Bài 34. Động cơ đốt trong dùng cho xe máy.

144

 

9

VII

Bài 35. Động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy.

147

 

10

VII

Bài 36. Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp.

149

 

11

VII

Bài 37. Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện.

153

 

12

VII

Bài 38. Thực hành: Vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trong.

155

Cả bài.

Không dạy.

 

 

 

5.3. LỚP 12

TT

Chương

Bài

Trang

Nội dung

Hướng dẫn thực hiện

1

II

Bài 7. Khái niệm về mạch điện tử chỉnh lưu – Nguồn một chiều

 

36

- Nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ, 2 nửa chu kỳ;

- Mạch chỉnh lưu cầu.

Không dạy.

Giới thiệu về tác dụng, linh kiện trong mạch; nhận xét về mạch chỉnh lưu;

 

2

II

Bài 11. Thực hành: Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp và tụ lọc.

51

Cả bài.

Không bắt buộc.

 

3

IV

Bài 18. Máy tăng âm.

 

73

III. Nguyên lí hoạt động của khối khuếch đại công suất.

Không dạy.

Giới thiệu cho HS biết về dạng tín hiệu khi khuếch đại trong mạch công suất.

4

IV

Bài 20. Máy thu hình.

 

79

III. Nguyên lí làm việc của khối xử lí tín hiệu màu

Không dạy.

Giới thiệu thêm trong khối 3 ở mục II. Sơ đồ khối máy thu hình màu về 3 tín hiệu đầu vào, đầu ra.

5

IV

Bài 21. Thực hành: Mạch khuếch đại âm tần.

82

 

Không bắt buộc.

 

6

V

Bài 24. Thực hành: Nối tải hình sao và hình tam giác

95

 

Không dạy.

 

7

VI

Bài 27. Thực hành quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha.

107

Cả bài.

Không bắt buộc.

 

8

VII

Bài 29. Tìm hiểu mạng điện sản xuất quy mô nhỏ.

113

Cả bài.

Không dạy.

 

__________________________________



Tin khác
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN GDCD, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH, CẤP THPT
Danh sách khen thưởng cá nhân GVCN hoàn thành nhiệm vụ năm học 2012 - 2013
Danh sách khen thưởng cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến năm học 2012 - 2013
Danh sách khen thưởng cá nhân đạt danh hiệu lao động xuất sắc năm học 2012-2013
DANH SÁCH KHEN THƯỞNG TẬP THỂ NĂM HỌC 2012 - 2013
Quyết định khen thưởng tập thể, CB, GV, NV năm học 2012 - 2013
Lịch sơ kết học kỳ I - năm học 2012 - 2013
Hướng dẫn tổ chức thi nghề PT cấp THCS năm học 2012- 2013
Hướng dẫn hoạt động chuyên môn bộ môn tin học cấp THPT năm học 2012 - 2013
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG VÀO LỚP 10 ĐỢT 2 (TỪ NGÀY 01-15/07/2024)
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân