Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 18893221
Đang trực tuyến : 2614


 
 
Bạn cần biết
Dạy học “tích hợp”: Học sinh được lợi gì?


Ít môn học

Theo Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì sau năm 2015, số môn bắt buộc của học sinh sẽ chỉ còn 3-8 môn, thay vì 11-13 môn như hiện nay. Chương trình giáo dục phổ thông sẽ dạy theo phương án tích hợp và phân hóa. Cụ thể, ở tiểu học tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2, 3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,… vào các môn học và hoạt động giáo dục. Lớp 4 và lớp 5, thực hiện điều chỉnh và hình thành hai môn: Khoa học và Công nghệ Tìm hiểu xã hội.

Ở THCS, tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân,… và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,…vào các môn học và hoạt động giáo dục. Xây dựng hai môn học mới là Môn Khoa học tự nhiên (trên cơ sở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học hiện hành) và môn Khoa học xã hội (trên cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý hiện hành và một số vấn đề xã hội).

Ở THPT, tiếp tục thực hiện tích hợp một số nội dung chưa thành môn học nhưng cần thiết giáo dục cho HS vào các môn học và hoạt động như đã làm trong chương trình hiện hành.

Sau năm 2015, giảm các môn học chỉ từ 3 - 8 môn ở bậc phổ thông.
Sau năm 2015, giảm các môn học chỉ từ 3 - 8 môn ở bậc phổ thông.
 
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Dạy học tích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh. Thay đổi cách dạy này không gây ra sự xáo trộn về số lượng và cơ cấu giáo viên, không nhất thiết phải đào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng một số chuyên đề dạy học tích hợp. Không đòi hỏi phải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học".

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Liên, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: “Việc dạy tích hợp góp phần hình thành và phát triển kĩ năng quyết định, giao tiếp và làm việc nhóm. Nội dung được giảm tải nhằm tăng thời gian và không gian cho GV áp dụng các phương pháp dạy học sáng tạo và tương tác, HS phát huy tốt hơn quyền chủ động học tập của mình. Việc dạy học không chú trọng vào việc dạy kiến thức mà nhấn mạnh vào việc hình thành cho học sinh phương pháp và kỹ năng tư duy trong học tập, đòi hỏi giáo viên phải có những sáng tạo trong phương pháp dạy học”.

Tăng cường vai trò người thầy!

Tán thành với phương án đổi mới này, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần phải nghiên cứu kỹ trước khi áp dụng.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Liên đề nghị: “Xây dựng các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cấp tiểu học cần chú trọng vào sự tham gia tích cực của học sinh, tài liệu dạy học không bị bó hẹp trong tài liệu SGK. Nội dung chương trình học chú ý đến tính ứng dụng, thực tiễn, phù hợp và gần gũi với cuộc sống, tránh sự lệ thuộc quá lớn vào logic của khoa học bộ môn làm cho kiến thức đưa vào nhà trường quá mang tính hàn lâm, nặng nề”.

PGS.TS Trần Trung Ninh cho rằng, đối với môn hóa, không nên tích hợp ba môn vật lý - hóa học - sinh học thành một môn học mới, vì kiến thức chuyên sâu trong nội bộ mỗi môn học là rất lớn và không phải hoàn toàn tương đồng. Môn hóa có thể tích hợp với các bộ môn khác cũng có nhiều sự liên hệ nhất định như toán, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ, giáo dục công dân. Đồng thời phải tăng cường hoạt động tự nghiên cứu của học sinh, tăng cường các giờ thực hành, hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, giảm giờ dạy lý thuyết, xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn với thực tiễn có nội dung vận dụng kiến thức liên môn.

Với SGK lịch sử, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng: “Ở tiểu học, trước hết là tích hợp trong nội bộ môn học và tích hợp các vấn đề xã hội như môi trường, năng lượng, biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa… nên chuyển từ học theo thông sử thành kể chuyện lịch sử, chủ yếu là lịch sử Việt Nam nhưng có kết hợp với những câu chuyện tiêu biểu của thế giới. Ví dụ: kể về Quốc kì, Quốc ca, về tên gọi của nước ta qua các thời kì, về các nhân vật lịch sử, về phong tục, tập quán dân tộc… ở mức đơn giản dễ hiểu, dễ nhớ.

Đối với môn Lịch sử THCS, cấp học này cần học đầy đủ quá trình phát triển của lịch sử… Toàn bộ chương trình lịch sử ở cấp THCS sẽ thiết kế theo đường thẳng, từ lịch sử cổ - trung đến lịch sử cận - hiện đại. Đối với lịch sử THPT, cần viết dưới dạng chủ đề. Đây là sự kết hợp giữa việc truyền thụ kiến thức là chủ yếu với định hướng phát triển năng lực của người học, khi vai trò của người dạy và người học có sự thay đổi.

“Với cách dạy này, người thầy không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà giữ vai trò điều hành các hoạt động của các lớp học, tức là có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, giúp các em tự tìm kiếm thông tin theo chủ đề có tính chất khái quát và chuyên sâu; tích cực, chủ động thu nhận kiến thức để có thể vận dụng vào thực tiễn” - PGS Vỳ cho hay.



Tin khác
Vun đắp giấc mơ
Học để làm gì, học cái gì và học như thế nào?
Ba điều nên làm ở năm cuối cấp
Phẩm chất người thầy
Thanh lịch văn minh khi tham gia giao thông
Thông báo về phòng chống dịch cúm A(H1N1); A(H5N1); A(H7N9)
Nỗi lòng của bố mẹ khi bạn là học sinh cuối cấp
Công tác nữ trong nhà trường cần được chú trọng
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG VÀO LỚP 10 ĐỢT 2 (TỪ NGÀY 01-15/07/2024)
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân