Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 10348194
Đang trực tuyến : 2652


 
 
Giảng dạy
NỘI DUNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP NĂM 2014 - KHỐI 12


 I. Lí do tư vấn.

 - Mùa tuyển sinh đang trong thời kì sôi động, gấp rút.

 - Đa số HS còn rất lúng túng trong việc chọn cho mình ngành thi, trường dự thi...

 - Thiếu thông tin cần thiết cho việc lựa chọn nghề tương lai của mình .

 - Dao động tư tưởng trước khi đặt bút viết hồ sơ dự thi CĐ,ĐH...

II. Nội dung tư vấn.

     Trước hết các em phải hiểu rằng sau đây là các thông tin mang  tính tư vấn, nên các em không được coi đó là cứu cánh duy nhất và có thể thay thế, mà chỉ là các thông tin để cho toàn thể các em, hoặc một số em đặc biệt là HS lớp 12 hiện chưa xác định, định hướng, quyết định được việc chọn nghề cho cuộc đời của chính mình.        

1. Ba câu hỏi đặt ra trước khi chọn nghề
     Chúng ta phải cân nhắc trước khi quyết định chọn cho mình một nghề. Vì vậy, có ba câu hỏi mà bạn trẻ nào cũng cần phải trả lời trước khi quyết định chọn nghề này hay nghề khác.

1.1 “Tôi thích nghề gì?”

       Câu này nên trả lời trước tiên. Muốn làm nghề gì, trước hết bản thân ta có thích nó hay không, tức là có thực sự hứng thú với nó không. Nếu không thích thì đừng chọn. Đó là nguyên tắc. Chúng ta không thể thay đổi nghề dễ như thay đổi cái áo được. Hơn nữa, ta không dễ gì đến với nghề khác theo sở thích của bản thân mình ngay sau khi ta chán cái nghề đã chọn… 

   Chỉ khi nào thích nghề của mình thì cuộc sống riêng mới thanh thoát. Chúng ta mới gắn bó với công việc, với đồng nghiệp, với nơi làm việc. 

1.2. “Tôi làm được nghề gì?”

     Để trả lời câu này, phải tự kiểm tra năng lực của mình. Năng suất lao động của chúng ta có cao hay không là do năng lực của chúng ta đạt trình độ nào. 

     Các bạn nên nhớ rằng, có những nghề bạn thích nhưng lại không làm được (thiếu năng lực tương ứng). Song cũng có nghề bạn làm được nhưng lại không thích nó. Vì thế sau khi câu hỏi thứ hai được giải đáp, ta lại phải đối chiếu xem nó có thống nhất với câu hỏi thứ nhất hay không. 

1.3. “Tôi cần làm nghề gì?”

      Có những nghề được các bạn thích, các bạn lại có năng lực đối với chúng, song những nghề đó lại không nằm trong kế hoạch phát triển thì cũng không thề chọn được. Vì vậy, để trả lời câu hỏi này, ta phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất của địa phương, kế hoạch phát triển ngành nghề ở địa bàn tỉnh, huyện, kế hoạch tuyển sinh của các trường đại , cao đẳng và trường nghề, khả năng tìm được việc làm khi học xong nghề. Cần biết định hướng vào những nghề cần và có điều kiện phát triển, điều chỉnh hứng thú vào những nghề đó và tự rèn luyện để có năng lực đối với chúng. Ngày nay lại phải chọn nghề sao cho dễ chuyển nghề khi tình thế bắt buộc. 

Ba câu hỏi trên cần được mỗi người giải đáp trong sự cân nhắc đồng thời. Như vậy, việc chọn nghề sẽ vừa đáp ứng được yêu cầu nhân lực của xã hội, vừa bảo đảm mức độ phù hợp với hứng thú, sở thích, sở trường và năng lực của từng cá nhân

2.  §Ó chọn nghề phù hợp chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

2.1.Chọn nghề trước, chọn trường sau

     Muốn tìm được trường phù hợp, trước hết chúng ta cần biết, cần xác định mình sẽ làm nghề gì. Chọn nghề trước rồi mới chọn trường. Nhiều bạn đã xác định được điều này nhưng thực tế thì có rất nhiều điều trái ngược xảy ra trong quá trình chọn nghề, chọn trường của các bạn sắp bước sang một thử thách mới. Nhiều bạn khi đăng ký dự thi vào các trường đại học đã không xét đến những yếu tố nghề nghiệp và bản thân. Có bạn chọn trường thi chỉ vì trường đó nổi tiếng và danh giá. Có bạn chọn trường đại học để dự thi chỉ vì điểm chuẩn của năm trước thấp và có thể đảm bảo cho bạn một tâm vé vào đại học. Các bạn gần như đánh mất bản thân để chạy theo những hào nhoáng, những ánh hào quang bên ngoài. Thực sự vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta cần trả lời cho câu hỏi: làm thế nào để chọn nghề phù hợp?

2.2. Chúng ta cần vượt qua tác động của những tư tưởng và quan điểm chưa thực sự đúng đắn khi chọn nghề như:

Chọn nghề theo áp đặt của người khác.

Chọn nghề theo tiêu chuẩn của nhóm, của bạn bè và của người yêu.

Chọn nghề may rủi.

Chọn nghề chỉ ở bậc Đại học.

Chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”.

Chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền.

Chọn nghề “gấp rút” mà không có sự kiên nhẫn, hy sinh.

Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế các nhân hoặc gia đình, thời gian học nghề, tuổi thọ của nghề, đầu ra của nghề…

Muốn chọn nghề phù hợp thực sự, phải chú ý thực hiện thật tốt các khâu trong quá trình hướng nghiệp. Không thể chờ đợi việc được hướng nghiệp mà bản thân mỗi người phải thực hiện tự hướng nghiệp cho chính mình bằng những nỗ lực tốt nhất có thể có của cá nhân.


2.3. Mỗi cá nhân cần tìm hiểu nhiều nhất có thể về những ngành nghề trong xã hội.

Trong ngành nghề, ít nhất là phải biết yêu cầu về nghề, triển vọng nghề nghiệp, mức lương, thị trường lao động… Ngoài ra, phải tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp…

-  Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.

-  Nội dung và tính chất lao động của nghề.

-  Những điều kiện cần thiết để tham gia hoạt động trong nghề.

-  Những chống chỉ định y học.

-  Những điều kiện đảm bảo cho người lao động khi làm nghề.

-  Những nơi có thể học nghề.

-  Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.

      Bên cạnh đó, việc quan tâm và tìm hiểu thật kỹ về dấu hiệu cơ bản của nghề là điều quan trọng. Nhất thiết, muốn chọn nghề phù hợp thì mỗi cá nhân phải tìm hiểu về đối tượng lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động.

2.4. Tìm hiểu về chính bản thân mình để hướng đến việc tìm nghề phù hợp.

         Phải trả lời thật chính xác những câu hỏi cơ bản nhất về chính mình cũng như những vấn đề tâm lý có liên quan: Tôi là ai, tôi cần gì và muốn gì, hạnh phúc với tôi là gì… Tất cả những câu hỏi này được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm bước đầu định hướng cho việc tìm hiểu bản thân và để xác lập định hướng cuộc sống của chính mình.

        Xuất pháp điểm của thí sinh trước ngưỡng cửa nghề nghiệp phải là sở thích, sở trường, năng khiếu. Đó là điều quan trọng và cốt lõi.

2.5. Bên cạnh đó, cần xét đến khả năng tài chính và sức khỏe để biết mình có khả năng theo đuổi nghề đó hay không?

 

3. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi chọn nghề
    Có hai nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề không tính đến những dấu hiệu của sự phù hợp.  Nguyên nhân thứ nhất thuộc “thái độ không đúng”, còn nguyên nhân thứ hai do thiếu hiểu biết về các nghề. Dưới đây là một số nguyên nhân đó:

3.1.  Cho rằng nghề thợ thấp kém hơn kỹ sư, giáo viên THCS thua kép giáo viên THPT… Thực ra mỗi nghề (hay đúng hơn là mỗi chuyên môn đó) có những bậc thang tay nghề của nó. Ví dụ, công nhân cơ khí có 7 bậc tay nghề. Người công nhân được đào tạo theo chương trình riêng, họ có vai trò quan trọng riêng trong các nhà máy, xí nghiệp. Một số bạn đã coi nhẹ công việc của người thợ, của thầy giáo cấp I, của cô y tá, chỉ coi trọng công việc kỹ thuật, của thầy giáo dạy ở bậc trung học hoặc đại học, của bác sĩ… Chính vì thế mà chỉ định hướng vào những nghề có sự đào tạo bậc đại học. 

3.2.  Thành kiến với một số nghề trong xã hội, chẳng hạn, coi lao động chân tay là nghề thấp hèn, chê nhiều công việc dịch vụ là không “thanh lịch”, v.v… Thường thường, những bạn này không thấy hết ý nghĩa của yếu tố lao động nghề nghiệp, đóng góp của nghề với xã hội. Đã là nghề được xã hội thừa nhận thì không thể nói đến sự cao sang hay thấp hèn được. 

3.3.  Dựa dẫm vào ý kiến người khác, không độc lập việc quyết định chọn nghề. Vì thế đã có nhiều bạn chọn nghề theo ý muốn của cha mẹ, theo ý thích của người lớn, theo lời rủ rê của bạn bè. Cách chọn nghề này đã dẫn đến nhiều trường hợp chán nghề vì không phù hợp. 

3.4.  Bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài của nghề, thiếu hiểu biết nội dung lao động của nghề đó. Ví dụ, như với các nghề diễn viên điện ảnh, dẫn chương trình, người mẫu thời trang… rất hấp dẫn với các bạn trẻ, nhưng để thạo nghề thì phải rèn luyện gian khổ, vì vậy cũng dễ gây chọn nghề nhầm lẫn đối với ai chỉ thích vẻ hào hoa bề nổi của nghề đó. Hoặc nhiều bạn thích đi đây đi đó nên chọn nghề thăm dò địa chất, khi vào nghề, thấy công việc của mình gắn với rừng núi, quanh năm phải tiến hành công việc khảo sát, ít có dịp tiếp xúc với cuộc sống thành thị, thiếu điều kiện để giao lưu văn hóa và khoa học, do đó tỏ ra chán nghề. Có người chỉ tin vào quảng cáo của các cơ sở đào tạo mà chọn nghề vào học cũng sẽ dễ chán trường, chán nghề. 

3.5.  Cho rằng đạt thành tích cao trong việc học tập một môn văn hóa nào đó là làm được nghề cần đến tri thức của môn đó. Ví dụ, có người học giỏi môn văn đã chọn nghề làm phóng viên báo chí. Đúng là nghề này cần đến người viết văn hay, diễn đạt tư tưởng rành mạch. Song, nếu không nhanh nhẹn, tháo vát, năng động, dám xông xáo… thì không thể theo đuổi nghề này được. Sai lầm ở đây là do không thấy rằng năng lực đối với môn học chỉ là điều kiện cần, chứ chưa là điều kiện đủ để theo đuổi nghề mình thích. 

3.6. Có quan niệm “tĩnh” về tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, quên mất những tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ ngày nay. Vì vậy, có bạn cho rằng học xong cấp I là đủ kiến thức để xin vào học nghề tại các trường dạy nghề. Có bạn lại nghĩ, với vốn liếng lớp 12, mình học ở trường nghề nào mà chẳng được. Thực ra, nghề nghiệp luôn thay đổi nội dung, phương pháp, tính chất lao động của nó. Người lao động không luôn luôn học hỏi, trau dồi năng lực thì khó có thể đáp ứng với yêu cầu về năng suất và hiệu quả lao động. 

3.7.  Không đánh giá đúng năng lực lao động của bản thân nên lúng túng trong khi chọn nghề. Do đó, có hai tình trạng thường gặp: hoặc đánh giá quá cao năng lực của mình, hoặc đánh giá không đúng mức và không tin vào bản thân. Cả hai trường hợp đều dẫn đến hậu quả không hay: Nếu đánh giá quá cao khi vào nghề sẽ vấp phải tình trạng chủ quan ban đầu, thất vọng lúc cuối. Còn nếu đánh giá quá thấp, chúng ta sẽ không dám chọn những nghề mà đáng ra là nên chọn. Có trường hợp ngộ nhận mình có năng khiếu về nghề hấp dẫn, thời thượng mà chọn nghề, khi vào nghề gặp thất bại sẽ chán nản.

3.8.  Thiếu sự hiểu biết về thể lực và sức khỏe của bản thân, lại không có đầy đủ thông tin về những chống chỉ định y học trong các nghề. Điều này cũng rất dễ gây nên những tác hại lớn: người yếu tim lại chọn nghề nuôi dạy trẻ, người hay viêm họng và phổi lại định hướng vào nghề dạy học, người có bệnh ngoài da lại đi vào nghề “dầu mỡ”, v.v

Kết luận: Trong thời lượng ngắn cô không quá tham vọng nhiều vào kết quả tư vấn hôm nay, song mong rằng sẽ giúp giải quyết một phần nào thắc mắc của các em hôm nay...

Chúc các em sáng suốt lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình và thành công với sự lựa chọn đó.

                                                                              BGH

 

 



Tin khác
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN MÔN NGỮ VĂN THPT Năm học 2014 - 2015 (dự thảo)
Hướng dẫn tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học năm học 2014-2015
Hướng dẫn hoạt động chuyên môn bộ môn Toán THPT Năm học 2014-2015
Nội dung sinh hoạt chuyên môn tháng 8, 9 năm học 2014-2015
Nâng cao chất lượng dạy học thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn toàn trường
NHỮNG NỘI DUNG CẦN CHUẨN BỊ CHO CÁC KỲ THI GIÁO VIÊN GIỎI
KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học
QUYẾT ĐỊNH Về việc khen thưởng tập thể, CB, GV, NV năm học 2013 - 2014
DANH SÁCH KHEN THƯỞNG TẬP THỂ NĂM HỌC 2013 - 2014
DANH SÁCH KHEN THƯỞNG CÁ NHÂN ĐẠT DANH HIỆU LAO ĐỘNG XUẤT SẮC NĂM HỌC 2013 - 2014
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân