Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 10267254
Đang trực tuyến : 8414


 
 
Giảng dạy
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ, CẤP THPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC

MÔN VẬT LÍ, CẤP THPT

(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

1. Mục đích

 Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

2. Nguyên tắc

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.

(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành. 

(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.

(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.

3. Nội dung điều chỉnh

Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:

(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.

(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.

(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.

(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.

 

4. Thời gian thực hiện       

Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ  năm học 2011 - 2012.

5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung

- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.

- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như  sau:

+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.

+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.

- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.

5.1. Lớp 10

Stt

Chương

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

          1           

I

Bài 1: Chuyển động cơ

8

Bài tập 9 trang 11 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          2           

I

Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều

16

Mục II.3. Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Chỉ cần nêu công thức (3.3) và kết luận.

          3           

I

Bài 5: Chuyển động tròn đều

29

Mục III.1. Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều.

Chỉ cần nêu kết luận về hướng của vectơ gia tốc.

Bài tập 12 trang 34 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          4           

II

Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm

54

Bài tập 9 trang 58 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          5           

II

Bài 13: Lực ma sát

75

Mục II. Lực ma sát lăn và mục III. Lực ma sát nghỉ.

Đọc thêm.

Câu hỏi 3 trang 78 SGK.

Không yêu cầu HS phải trả lời.

Bài tập 5 trang 78 và bài tập 8 trang 79 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          6           

II

Bài 14: Lực hướng tâm

80

Mục II. Chuyển động li tâm.

Đọc thêm.

Câu hỏi 3 trang 82 SGK.

Không yêu cầu HS phải trả lời.

Bài tập 4 trang 82 và bài tập 7 trang 83 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          7           

III

Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều

104

Mục  I.1. Thí nghiệm.

Không dạy.

Bài tập 5 trang 106 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          8           

III

Bài 21: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh trục cố định.

111

Mục II.3. Mức quán tính trong chuyển động quay.

Đọc thêm.

Câu hỏi 4 trang 114 SGK.

Không yêu cầu HS phải trả lời.

 Bài tập 10 trang 115 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          9           

IV

Bài 25: Động năng

134

Mục II. Công thức tính động năng.

Chỉ cần nêu công thức và kết luận.

        10         

IV

Bài 26: Thế năng

137

Mục I.3. Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công.

Đọc thêm.

        11         

IV

Bài 27: Cơ năng

142

Mục I.2. Sự bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường.

Chỉ cần nêu công thức (27.5) và kết luận.

        12         

VI

Bài 33: Các nguyên lý của nhiệt động lực học

175

Mục II.1. Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch.

Đọc thêm.

        13         

VII

Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn

188

Cả bài.

Đọc thêm.

5.2. Lớp 11

 

Stt

Chương

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

          1           

I

Bài 4: Công của lực điện

22

Bài tập 8 trang 25 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          2           

I

Bài 6: Tụ điện

30

Công thức năng lượng điện trường  trong mục II.4. Năng lượng tụ điện.

Đọc thêm.

Bài tập 8 trang 33 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          3           

II

Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện

36

Mục V. Pin và acquy.

Đọc thêm.

          4           

II

Bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch

50

Mục I. Thí nghiệm.

Không dạy.

Mục II. Định luật Ôm đối với toàn mạch.

Chỉ cần nêu công thức (9.5) và kết luận.

          5           

II

Bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ

55

Mục I. Đoạn mạch chứa nguồn điện (nguồn phát điện) và mục II.3. Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng.

Đọc thêm.

          6           

III

Bài 13: Dòng điện trong kim loại

74

Bài tập 7, bài tập 8 trang 78 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          7           

III

Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân

79

Mục I. Thuyết điện li.

Không dạy vì đã dạy ở môn Hóa học.

Câu hỏi 1 trang 85 SGK.

Không yêu cầu HS phải trả lời.

Bài tập 10 trang 85 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          8           

III

Bài 15: Dòng điện trong chất khí

86

Mục III.3. Hiện tượng nhân số hạt tải điện trong chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực.

Không dạy.

Mục IV. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện để tạo ra quá trình dẫn điện tự lực

Chỉ cần nêu được khái niệm sơ lược về quá trình phóng điện tự lực.

Câu hỏi 2 trang 93 SGK.

Không yêu cầu HS phải trả lời.

Bài tập 9 trang 93 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          9           

III

Bài 16: Dòng điện trong chân không

95

Cả bài.

Đọc thêm.

        10         

III

Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn

101

Mục V. Tranzito lưỡng cực p-n-p. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

Đọc thêm.

Câu hỏi 5 trang 106 SGK.

Không yêu cầu HS phải trả lời.

Bài tập 7 trang 106 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

 

        11         

III

Bài 18: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn và đặc tính khuyếch đại của tranzito

108

Phần B. Khảo sát đặc tính khuếch đại của tranzito.

Đọc thêm.

Bài 4,5,6 trang 114 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

        12         

IV

Bài 19: Từ trường

118

Mục V. Từ trường Trái Đất.

Đọc thêm.

        13         

IV

Bài 22: Lực Lo-ren-xơ

134

Mục I.2 Xác định lực Lo-ren-xơ.

Chỉ cần nêu kết luận và công thức (22.3).

Mục II. Chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều.

Đọc thêm.

        14         

V

Bài 24: Suất điện động cảm ứng

149

Mục I.2. Định luật Fa-ra-đây.

Chỉ cần nêu công thức (24.3), (24.4) và kết luận.

Bài tập 6 trang 152 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

        15         

V

Bài 25: Tự cảm

153

Công thức (25.4) của mục III.2. Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm.

Đọc thêm.

Bài tập 8 trang 157 SGK.

 

Không yêu cầu HS phải làm.

        16         

VII

Bài 28: Lăng kính

176

Mục III. Các công thức lăng kính.

Đọc thêm.

 

        17         

VII

Bài 30: Giải toán về  hệ thấu kính

191

Cả bài.

Đọc thêm.

 

5.3. Lớp 12

 

Stt

Chương

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

          1           

I

Bài 3: Con lắc đơn

14

Mục III. Khảo sát dao động của con lắc đơn về mặt năng lượng.

Chỉ cần khảo sát định tính.

Bài tập 6 trang 17 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          2           

II

Bài 8: Giao thoa sóng

41

Mục II. Cực đại và cực tiểu. 

Chỉ cần nêu công thức (8.2),  công thức (8.3) và kết luận.

          3           

III

Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều

62

Mục III. Giá trị hiệu dụng.

Chỉ cần nêu công thức (12.9) và kết luận.

Bài tập 3 và bài tập 10 trang 66 SGK

Không yêu cầu HS phải làm.

          4           

III

Bài 13: Các mạch điện xoay chiều

67

Cả bài.

Chỉ cần nêu các công thức liên quan đến các kết luận và các kết luận.

Bài tập 5 và bài tập 6 trang 74 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

          5           

III

Bài 15: Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều

81

Mục I.1. Biểu thức công suất.

Chỉ cần đưa ra công thức (15.1).

          6           

III

Bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp

86

Mục II.2. Khảo sát thực nghiệm một máy biến áp.

Chỉ cần nêu công thức (16.2), (16.3) và kết luận.

          7           

III

Bài 17: Máy phát điện xoay chiều

92

Mục II.2. Cách mắc mạch ba pha.

Không dạy vì đã dạy ở môn Công nghệ.

          8           

III

Bài 18: động cơ không đồng bộ ba pha

95

Mục II. Động cơ không đồng bộ ba pha.

Không dạy vì đã dạy ở môn Công nghệ.

          9           

IV

Bài 21: Điện từ trường

108

Mục I.2.a. Từ trường của mạch dao động và mục II.2. Thuyết điện từ Mắc – xoen.

Đọc thêm.

        10         

VI

Bài 32: Hiện tượng quang – phát quang

163

Bài tập 5 trang 165 SGK.

Không yêu cầu HS phải làm.

        11         

VI

Bài 34: Sơ lược về Laze

170

Mục I.2. Sự phát xạ cảm ứng và mục I.3. Cấu tạo của laze.

Đọc thêm.

        12         

VII

Bài 37: Phóng xạ

188

Mục II.2. Định luật phóng xạ.

Chỉ cần nêu công thức (37.6) và kết luận.

        13         

VII

Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch

200

Mục III. Phản ứng nhiệt hạch trên Trái Đất.

Đọc thêm.

        14         

VIII

Bài 40: Các hạt sơ cấp

206

Cả bài.

Đọc thêm.

        15         

VIII

Bài 41: Cấu tạo vũ trụ

210

Cả bài.

Đọc thêm.

 

­­___________________________



Tin khác
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN GDCD, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH, CẤP THPT
Danh sách khen thưởng cá nhân GVCN hoàn thành nhiệm vụ năm học 2012 - 2013
Danh sách khen thưởng cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến năm học 2012 - 2013
Danh sách khen thưởng cá nhân đạt danh hiệu lao động xuất sắc năm học 2012-2013
DANH SÁCH KHEN THƯỞNG TẬP THỂ NĂM HỌC 2012 - 2013
Quyết định khen thưởng tập thể, CB, GV, NV năm học 2012 - 2013
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân