Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 10307527
Đang trực tuyến : 488


 
 
Cảm xúc học trò
BÀI HỌC THỰC TẾ THÚ VỊ

Đúng 7h30 phút chúng tôi đã có mặt đông đủ trước cổng trường, trên khuôn mặt chúng tôi ai cũng rạng ngời vui vẻ vì sắp có được một chuyến đi thú vị. Với riêng bản thân tôi thì đây thực sự là một cuộc trải nhiệm thực tế đầy ý nghĩa. Đúng 7h45 phút, chúng tôi lên xe và bắt đầu chuyến học tập ngoại khóa. Để cho không khí trên xe không tẻ nhạt, thầy chủ nhiệm của chúng tôi đã tổ chức lớp thành hai nhóm chơi trò chơi, thi đua với nhau. Nhóm nào giành chiến thắng sẽ có phần thưởng do đó chúng tôi rất phấn khích, hăng hái làm cho chuyến đi không kém phần vui nhộn. Cùng với đó là những gói kẹo và nước uống đã được cô Huyền - giáo viên dạy hóa của chúng tôi - chuẩn bị thật chu đáo, 30 phút sau, chúng tôi đã có mặt tại làng Bát Tràng. Vừa xuống xe, lớp chúng tôi nhanh chóng chụp ảnh lưu niệm và di chuyển vào chợ đồ gốm để không bị trễ giờ học. Đi vòng quanh chợ, mỗi người tự lựa chọn và mua cho mình một món hàng ưng ý để làm kỉ niệm. Trong tôi lúc này vừa xúc động và có đôi chút tự hào vì thấy người Việt Nam chúng ta khéo tay quá. Những món hàng bày bán ở đây đa số là làm thủ công hết, nào là những cái chén xinh xắn nhiều màu sắc đến những cái chậu chạm đầy những nét hoa văn...tất cả thật sự rất đẹp. Bỗng dưng trong suy nghĩ tôi chợt nhận ra:"Tại sao nơi đây lại có tên là Bát Tràng?", suy nghĩ một hồi, tôi quyết định đến hỏi một cửa hàng đồ gốm cạnh đó. Tôi bắt gặp một người đàn ông cũng hơi lớn tuổi, đó là bác Thành chủ của quán đồ gốm lâu năm ở đây. Găp bác tôi liền chào và hỏi ngay bác là:"Thưa bác! Bác có thể cho cháu hỏi tại sao làng lại có tên là Bát Tràng được không ?". Nhìn thấy sự tò mò của tôi, bác không khỏi ngạc nhiên trả lời:"Tại sao cháu lại hỏi thế?. Tôi liền chia sẻ sự hiếu kì của mình với bác. Nhận ra sự tò mò của tôi, bác ôn tồn đáp:"À! Thực ra thì trước đây hơn 700 năm, người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), theo vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, lập phường làm nghề gốm (gạch xây dựng); lúc đầu thôn Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường, Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán và làm quan. Thời nhà hậu Lê , xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1882 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay". Trước sự giải thích rất chi tiết của bác Thành, tôi thực sự đã hiểu về đôi chút lịch sử nơi đây. Đúng lúc này, thầy Huấn - chủ nhiệm lớp chúng tôi - ra hiệu tập trung lại để đi đến một xưởng làm gốm.Thấy vậy tôi liền vội vã cảm ơn bác Thành và không quên mua ủng hộ cho bác một món hàng. Rời khỏi cửa hàng của bác, tôi nhận thấy mình như lại học hỏi được thêm một điều mới mẻ, hiểu rõ hơn câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Khi cả lớp đã tập trung đông đủ, thầy chủ nhiệm đưa chúng tôi đến cái xưởng mà lớp đã đặt sẵn. Đến đó chúng tôi mỗi người ngồi một chỗ để sẵn sàng trở thành những "nghệ nhân" thực thụ. Sau đó các thợ gốm đến từng nơi để phát đất sét và một chậu nước nhỏ cho mỗi người. Tiếp đến họ đến từng chỗ để hướng dẫn cách làm. Mỗi người một khác, bạn Tình nhanh chóng đã nặn được một cái cốc hoàn chỉnh trong khi bạn Linh vẫn đang loay hoay chưa biết làm gì với cục đất sét của mình...Sau khi nặn xong các anh chị thợ gốm đến từng chỗ để lấy sản phẩm bỏ vào lò nung để cho chúng cứng lại. Đến khi nung xong, chúng tôi mỗi người ra nhận sản phẩm của mình để trang trí tùy ý. Đồng hồ đã điểm 11h như vậy là thời gian của cuộc trải nhiệm đã kết thúc. Nhưng có vẻ các bạn của tôi và cả tôi nữa vẫn còn lưu luyến chưa muốn tạm biệt nơi này. Bởi sự hấp dẫn hết sức đặc biệt từ những vật liệu đồ gốm nơi đây.

Với tôi thì đây thực sự là một buổi học đầy hữu ích và hiệu quả. Qua chuyến đi này, tôi học được rất nhiều điều bổ ích và thú vị đó là kĩ thuật làm gốm sứ và quan trọng hơn đó còn là tình đoàn kết trong lớp của chúng tôi. Mong rằng nhà trường sẽ lại tạo điều kiện cho những chuyến đi mới đầy bổ ích không chỉ cho lớp chúng tôi mà với tất cả học sinh trong trường.

Một số hình ảnh chuyến thăm quan thực tế

                                                                                                Hoàng Phó Sỹ

                                                                                    HS lớp 11A, năm học 2014-2015 



Tin khác
Đợt trải nghiệm đáng nhớ!
BUỔI LỄ KHAI GIẢNG ĐÁNG NHỚ
Bài phát biểu của học sinh nhân ngày khai giảng năm học 2014-2015
Tết Trung thu và những ký ức tuổi thơ
Cảm xúc trong em về ngày Tết Trung thu dưới mái trường dấu yêu
Nhớ về mái trường Trần Quốc Tuấn
Nhớ về mái trường Trần Quốc Tuấn
MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
Những cảm nghĩ của học sinh lớp 12 trong lễ bế giảng năm học 2014-2015
CẢM XÚC BUỔI CHÀO CỜ ĐẦU XUÂN
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân