Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 10346305
Đang trực tuyến : 1664


 
 
Giảng dạy
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC, CẤP THPT


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC

MÔN SINH HỌC, CẤP THPT

(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9  năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

1. Mục đích

Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

2. Nguyên tắc

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.

(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành. 

(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.

(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.

3. Nội dung điều chỉnh

Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:

(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.

(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.

(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.

(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.

 

4. Thời gian thực hiện       

Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ  năm học 2011 - 2012.

5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung

- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.

- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như  sau:

+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.

+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.

- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.

 

5.1.  Lớp 10

 

 

TT

Chương

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Phần I

Bài 1

Trang 6

Toàn bộ nội dung bài này

Tăng thêm 1 tiết cho bài này, đặc biệt tăng thời gian nhiều  cho mục II.Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

2

Phần II

Chương I

Bài 4

Trang 19

Hình 4.1

Không giải thích chi tiết

3

Bài 5

Trang 23

Mục I. Cấu trúc của protêin

Chỉ dạy sơ lược

4

Chương II

Từ bài 7 đến bài 10

Bài 10

-Trang 31 đến trang 43

- Trang 43

 

 

 

Mục VIII. Khung xương tế bào

- Đối với các bộ phận, các bào quan của tế bào, chủ yếu phân tích chức năng sống, không đi quá sâu vào phân tích các chi tiết cấu trúc.

- Không dạy

5

Chương III

Bài 13

Trang 53

Đoạn dòng 8 đến dòng 10 trang 54 “ Ở trạng thái…”

Không dạy

6

 

Bài 16

Trang 63

Hình vẽ 16.2 và 16.3

Không dạy

7

Bài 17

Trang 67

Hình 17.2

Không dạy H17.2, học sinh chỉ cần nắm được nguyên liệu và sản phẩm, không đi tìm hiểu sâu về cơ chế

8

Phần III

Chương I

Bài 22

Trang 88

Mục III. Hô hấp và lên men

Không dạy mà chuyển sang dạy trong bài thực hành

9

Bài 23

Trang 91

- Mục I. Quá trình tổng hợp

- Mục III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải

- Mục II. Quá trình phân giải

- Không dạy

- Không dạy

 

- Chuyển sang dạy trong bài 24 thực hành

10

Chương II

Bài 26

Trang 102

 

Không dạy. Vì tương tự như sinh sản của tế bào, đã học ở phần trước

Lồng ghép vào bài 25 nhưng chỉ giới thiệu các hình thức sinh sản của vi sinh vật.

 

5.2. Lớp 11

 

TT

Chương

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Phần IV

Chương I

Bài 1

Trang 6 – 7 và 9

Mục I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng

 và Mục III. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

Không dạy nhưng lồng ghép vào mục II, chỉ cần giới thiệu cơ quan hấp thu nước và muối khoáng chủ yếu của cây là rễ

2

Bài 2

Trang 10 - 13

- Mục I. Dòng mạch gỗ

 

- Mục II. Dòng mạch rây

 

- Hình 2.4b

- Không mô tả sâu cấu tạo của mạch gỗ, chỉ dạy đường đi của dịch mạch gỗ

- Không mô tả sâu cấu tạo của mạch rây, chỉ dạy sự dẫn truyền của dịch mạch rây

- Không giải thích bằng hình này

3

Bài 3

Trang 16 – 17

 

Trang 19

- Mục II.1. Lá là cơ quan thoát hơi nước

 

- Mục IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

 

- Câu 2* trang 19

- Không trình bày và giải thích thí nghiệm của Garô và hình 3.3 mà chỉ giới thiệu cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây là lá.

- Lưu ý giáo viên: Cây có cơ chế tự điều hoà về nhu cầu nước, cơ chế này điều hoà việc hút vào và thải ra. Khi cơ chế điều hoà không thực hiện được cây sẽ không phát triển bình thường.

- Không yêu cầu HS trả lời

4

Bài 5

Trang 25 - 26

- Mục II. Quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật

- Mục I. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ

- Không dạy

 

- Nhập vào bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

5

Bài 8

Trang  37

Mục II.1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp

Không giải thích câu lệnh, hình 8.2 để lại phần hình thái, không dạy cấu tạo trong

6

Bài 9

Trang 40 - 43

 

- Chỉ giới thiệu C3,C4 và CAM theo kênh chữ là đủ. Tuy nhiên chỉ so sánh như chuẩn đã mô tả: Điều kiện sống, có tế bào bao bó mạch hay không, hiệu suất quang hợp cao hay thấp.

- Bỏ hình 9.3 và 9.4 (Không yêu cầu so sánh dựa trên sơ đồ)

7

Bài 12

Trang 52 - 53

Mục II. Con đường hô hấp ở thực vật

Không đi sâu vào cơ chế

8

Chương II

Bài 26

Trang 108

Mục II. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh

Không dạy

9

Bài 28

Trang 114 - 115

Mục II. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ

Không dạy

10

Bài 29

Trang 117

Mục I.2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động

Không dạy

 

5.3. Lớp 12

 

TT

Chương

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Phần V Chương I

Bài 1

Trang 6

Mục I.2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc

Không dạy

2

Bài 2

Trang 11

- Mục I.2. Cơ chế phiên mã

- Mục II. Dịch mã

- Không dạy chi tiết phiên mã ở sinh vật nhân thực

- Dạy gọn lại, chỉ mô tả đơn giản bằng sơ đồ.

3

Bài 3

Trang 15

 

Câu hỏi 3 cuối bài

Thay từ “Giải thích” bằng “Nêu cơ chế điều hoà hoạt động của ôpêrôn Lac”

4

Bài 4

Trang 19

Hình 4.1 và hình 4.2

Không giải thích cơ chế

5

Bài 6

Trang 27

Hình 6.1

Chỉ  dạy 2 dạng đơn giản 2n+1 và 2n-1

6

Chương II

Bài 15

Trang 64

- Bài tập chương I

- Bài tập chương II

- Làm các bài 1,3,6

- Làm các bài 2,6,7

7

Chương IV

Bài 18

Trang 75

Sơ đồ 18.1

Không dạy, không giải thích sơ đồ

8

Phần VI

Chương I

Bài 24

Trang 104

- Mục II. Bằng chứng phôi sinh học

- Mục  III. Bằng chứng địa lí sinh vật học

- Không dạy

 

- Không dạy

9

Bài 25

Trang 108

Mục I. Học thuyết tiến hoá Lamac

Không dạy

10

Bài 27

Trang 118

 

Cả bài

Không dạy. Chỉ sử dụng khung cuối bài ghép vào phần chọn lọc tự nhiên của bài 26. Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại để dạy.

11

Bài 29

Trang 126

Mục I.2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí

Không dạy

12

Bài 31

Trang 133

Cả bài

Không dạy.

13

Phần VII

Chương I

Bài 35

Trang 150

Mục III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

Không dạy

14

Chương II

Bài 41

Trang 181

Câu hỏi lệnh mục III

Không dạy

15

Chương III

Bài 44

Trang 195

Mục II.2. Chu trình nitơ

Không dạy chi tiết (vì đã học ở bài 5, bài 6 lớp 11)

16

Bài 45

Trang 201

- Hình 45.2

- Câu hỏi lệnh thứ 2 trang 202

- Không dạy

- Không dạy

 

___________________________________



Tin khác
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN GDCD, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH, CẤP THPT
Danh sách khen thưởng cá nhân GVCN hoàn thành nhiệm vụ năm học 2012 - 2013
Danh sách khen thưởng cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến năm học 2012 - 2013
Danh sách khen thưởng cá nhân đạt danh hiệu lao động xuất sắc năm học 2012-2013
DANH SÁCH KHEN THƯỞNG TẬP THỂ NĂM HỌC 2012 - 2013
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân