Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 10363779
Đang trực tuyến : 430


 
 
Giảng dạy
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ, CẤP THPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC

MÔN LỊCH SỬ, CẤP THPT

(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9  năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

1. Mục đích

 Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

2. Nguyên tắc

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.

(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành. 

(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.

(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.

3. Nội dung điều chỉnh

Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:

(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.

(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.

(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.

(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.

4. Thời gian thực hiện       

Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ  năm học 2011 - 2012.

5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung

- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.

- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như  sau:

+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.

+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.

- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.

 

5.1. Lớp 10

 

TT

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Bài 6. Các quốc gia Ấn và văn hoá truyền thống Ấn Độ

37

Mục 1. Thời kì các quốc gia đầu tiên

Không dạy

2

Bài 7. Sự phát triển lịch sử và nền văn hoá đa dạng của Ấn Độ

 

41

Mục 1. Sự phát triển lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ.

 

Không dạy

3

Bài 9. Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào

50

Phần chữ nhỏ; tóm tắt những sự kiện chính về sự hình thành và phát triển của 2 vương quốc.

Không dạy

4

Bài 11. Tây Âu thời trung đại

60

 Mục 2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu và mục 4. Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân

Hướng dẫn HS đọc thêm

5

Bài 12. Ôn tập lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại

 

66

Mục 2. Xã hội cổ đại

Không dạy

6

Bài 13. Việt Nam thời nguyên thuỷ

 

70

Mục 3. Sự ra đời của thuật luỵện kim và nghề nông trồng lúa nước

Chỉ nêu mốc thời gian và địa bàn xuất hiện công cụ bằng kim loại trên phạm vi rộng ở Bắc- Trung- Nam

7

Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

 

87

- Mục I. 1. Tổ chức bộ máy nhà nước

 

 

 

- Các câu hỏi 1, 2,3 ở cuối bài.

- Chỉ giới thiệu khái quát nhưng tập trung vào tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông

- Không yêu cầu HS trả lời.

8

Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ

 X-XV

91

Mục 4. Tình hình phân hóa xã hội và các cuộc đấu tranh của nông dân.

Không dạy

9

Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hoá trong các thế kỉ X-XV

 

101

Câu hỏi cuối phần mục 3. Nghệ thuật:  Quan sát các hình 39, 40, 41, hãy phân tích nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.

 

 Không yêu cầu HS trả lời.

10

Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII

 

106

- Mục 3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài; 

- Mục 4. Nhà nước phong kiến ở Đàng Trong

 

Không dạy

11

Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

125

Mục 2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn

Chỉ giới thiệu khái quát một số chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế

12

Bài 29. Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

142

Mục I. Cách mạng Hà Lan

 

Đọc thêm.

13

Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

146

Mục 2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ

Hướng dẫn HS lập niên biểu những sự kiện chính

14

 

 

 

Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

 

 

 

151

 

 

 

Mục II. Tiến trình cách mạng

Hướng dẫn HS lập niên biểu tiến trình cách mạng, nhấn mạnh sự kiện 14/7, "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền", nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

15

Bài 32. Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

159

Mục II. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

 Hướng dẫn HS đọc thêm.

16

Bài 33. Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX

163

Mục 2. Cuộc đấu tranh thống nhất I -ta-li-a

Hướng dẫn HS đọc thêm.

17

Bài 34. Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

170

Mục 2. Sự hình thành các tổ chức độc quyền

Hướng dẫn HS đọc thêm.

18

Bài 35. Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

174

Nội dung kiến thức về tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ

Đọc thêm

19

Bài 36. Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

183

Mục I. Sự ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên

Không dạy

20

Bài 37. Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

188

Mục 1. Buổi đầu hoạt động cách mạng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen

Hướng dẫn HS đọc thêm.

21

Bài 38. Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri 1871

192

Mục I. Quốc tế thứ nhất

Chỉ giới thiệu một vài nét về Quốc tế thứ nhất

22

Bài 39. Quốc tế thứ hai

197

Mục II. Quốc tế thứ hai

Đọc thêm.

 

5. 2. Lớp 11

 

TT

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

 Bài 1. Nhật Bản

4

Mục 1. Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868

Chỉ giới thiệu những nét chính về tình hình Nhật Bản.

2

Bài 2. Ấn Độ

8

Mục 2. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay

Không dạy

3

Bài 3. Trung Quốc

12

Mục 1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược

Đọc thêm

4

Bài 4. Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

17

- Mục 2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a

- Mục 3. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin

 

Không dạy

 

5

Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời Cận đại

37

Mục 3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của CNXH khoa học từ gữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

 

Hướng dẫn HS đọc thêm.

6

Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

48

Mục II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết

 

Hướng dẫn HS đọc thêm.

7

Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

59

- Mục 2. Cao trào cách mạng 1928-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế cộng sản

- Mục 4. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

 

 

Không dạy

8

Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

64

Mục I. Nước Đức trong những năm 1918-1929

Hướng dẫn HS đọc thêm.

9

Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

69

Mục I. Nước Mĩ trong những năm 1918-1929

Hướng dẫn HS đọc thêm.

10

Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)

74

Mục I. Nhật Bản trong những năm 1918-1929

Hướng dẫn HS đọc thêm.

11

Bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

79

- Mục I. 2. Chiến tranh Bắc phạt (1926-1927) và nội chiến Quốc - Cộng

- Mục II. 2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 – 1939

 

Hướng dẫn HS đọc thêm.

12

Bài 16. Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

83

- Mục I.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

- Mục II. Phong trào độc lập dân tộc ở In đô nê xi a

- Mục IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện

- Mục V. Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm

 

 

 

Hướng dẫn HS đọc thêm.

13

 

 

 

Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

90

- Mục II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941)

- Mục III.Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942)

- Mục IV. Quân đồng minh chuyển sang phản công, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ tháng 11-1942 đến tháng 8-1945)

 

 

GV hướng dẫn HS tóm tắt nét chính diễn biến chiến tranh, không cần sa vào chi tiết.

14

 

 

19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược

 

 

106

- Mục I.2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam.

- Câu hỏi : Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất ở mục II.2.Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước  5- 6- 1862

- Câu hỏi : Em có suy nghĩ gì về hành động của Trương Định sau Hiệp ước 1862 ?

- Đọc thêm

 

 

- Không yêu cầu HS trả lời

 

 

- Không yêu cầu HS trả lời

15

20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

 

115

- Mục I.1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất.

- Mục III.1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An

- Câu hỏi: Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883. 

- Không dạy

 

- Đọc thêm

 

- Không yêu cầu HS trả lời

16

21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

 

124

Mục II.2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887.

Không dạy

17

23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

 

140

 Mục. 3. Đông kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế.

Đọc thêm

18

24. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

146

Mục II. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh .

Mỗi địa phương  lựa chọn 2 trong 5 phong trào đấu tranh vũ trang trong Chiến tranh I.

 

5. 3. Lớp 12

 

TT

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm (1945 -1949)

4

Mục III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập

Không dạy

2

Bài 2. Liên Xô và các n­ước Đông Âu (1945-1991) Liên Bang Nga (1991-2000) (Tiếp)

10

- Môc I. 2. Các nước Đông Âu

- Mục. I . 3 . Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu

- Mục II.1. Sự khủng khoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô

- Mục II. 2.Sự khủng khoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu

 

 

 

 

Hướng dẫn HS đọc thêm

3

Bài 3. Các n­ước Đông Bắc Á

19

- Mục I. Sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959)

 

 

 

- Mục II.2. Trung Quốc những năm không ổn định (1959 -1978)

- Không dạy thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959), chỉ cần nắm được Sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

 

-Không dạy

4

Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

25

Mục 2.b. Nhóm các nước Đông Dương; 2.c. Các nước khác ở Đông Nam Á

Hướng dẫn HS đọc thêm

5

Bài 5. Các nước Châu phi và Mĩ Latinh

35

-Mục I.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội.

 - Mục  II.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội

Không dạy

6

Bài 6. N­ước Mĩ

42

Nội dung chính trị - xã hội các giai đoạn.

Không dạy

7

Bài 7 . Tây Âu

46

Nội dung chính trị các giai đoạn

Không dạy

8

Bài 8. Nhật Bản

52

Nội dung chính trị các giai đoạn

Không dạy

9

Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ Chiến tranh lạnh

58

Mục II. Sự đối đầu Đông -Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ

Không dạy

10

Bài 10. Cách mạng khoa học - Công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX        

 

66

 

Mục 2. Những thành tựu tiêu biểu

 

Hướng dẫn HS đọc thêm

11

12. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925

76

 Môc I.2 Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.

Mục II.1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài

 

 

Hướng dẫn HS đọc thêm.

12

13. Phong trào dân tộc dân chủ 1925 – 1930

83

Mục I.2. Tân Việt cách mạng Đảng

Hướng dẫn HS đọc thêm

13

14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935

90

 Mục III. Phong trào cách mạng trong những năm 1932 – 1935

Không dạy

14

15. Phong trào dân chủ 1936 - 1939

98

Mục II.2. phần b. Đấu tranh nghị trường; c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí không dạy

Hướng dẫn HS đọc thêm

15

16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

 

102

 

Mục II.2. Những cuộc đấu tranh ở đầu thời kì mới

 

 

Hướng dẫn HS đọc thêm

16

18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

 

130

- Mục II.2.Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

- Mục III.2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn diện

 

Đọc thêm

17

19. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)

 

139

 Mục IV. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường

 

Không dạy

18

 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết  thúc (1953-1954)

 

145

Mục III.1 Hội nghị Giơ ne vơ.

Không dạy hoàn cảnh, diễn biến của hội nghị, chỉ cần nắm được nội dung, ý nghĩa, hạn chế của Hiệp định Giơ ne vơ

19

21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)

 

 

 

157

- Mục II.1.b. Khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh.

- Mục II.2.Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958 - 1960)

 - Mục III.1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954- 1959)

 

 

Hướng dẫn học sinh đọc thêm

 

20

 

 

 

22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973).

 

 

 

 

 

173

- Mục I.3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

 

 

 

 

- Mục II.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương

- Mục IV.1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội

- Mục V. Hiệp định Pa ri năm 1973 về chấp dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam  

- Không dạy bối cảnh lịch sử, diễn biến, chỉ cần nắm ý nghĩa cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

 

- Chỉ cần cho HS nắm được vai trò hậu phương của miền Bắc.

- Không dạy

 

- Không dạy hoàn cảnh, diễn biến của hội nghị Pa ri, chỉ cần cho HS nắm được nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari.

21

 

 

23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền ở Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

 

 

 

188

- Mục I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam.

- Mục II. Miền Nam đấu tranh chống địch bình định – lấn chiếm, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn.

- Không dạy

 

 

- Chỉ cần nắm được 2 sự kiện Hội nghị 21 Ban chấp hành Trung ương và Chiến thắng Phước Long.

22

24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975.

 

199

Mục II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền đất nước.

Không dạy

23

25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986).

 

203

 Cả bài

Không dạy

24

 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986-2000)

 

 

208

Mục II. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)

Chỉ cần nắm được thành tựu và hạn chế của kế hoạch 5 năm 1986 – 1990; các kế hoạch khác hướng dẫn HS đọc thêm.

 

6. Hướng dẫn khung phân phối chương trình

            Các trường chủ động phân phối thời lượng cho từng bài, từng chương sao cho phù hợp với khung phân phối chương trình dưới đây.

 

Lớp 10

Cả năm:  37 tuần (52 tiết)

Học kì I:  19 tuần (18 tiết)

Học kì II: 18 tuần (34 tiết)

Kiểm tra 1 tiết : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)

Kiểm tra học kì : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)

Kết thúc học kì I học hết bài :  Bài 12. Ôn tập lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại

Kết thúc năm học học hết chương trình, SGK.

Lớp 11

Cả năm:   37 tuần (35 tiết)

Học kì I:  19 tuần (18 tiết)

Học kì II: 18 tuần  (17 tiết)

Kiểm tra 1 tiết : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)

Kiểm tra học kì : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)

Kết thúc học kì I học hết bài: Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Kết thúc năm học học hết chương trình, SGK.

Lớp 12

Cả năm:   37 tuần (52 tiết)

Học kì 1: 19 tuần (35 tiết)

Học kì 2: 18 tuần (17 tiết)

Kiểm tra 1 tiết : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)

Kiểm tra học kì : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)

Kết thúc học kì I học hết bài : Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết  thúc (1953-1954).

Kết thúc năm học học hết chương trình, SGK.

 

_____________________________



Tin khác
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN GDCD, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH, CẤP THPT
Danh sách khen thưởng cá nhân GVCN hoàn thành nhiệm vụ năm học 2012 - 2013
Danh sách khen thưởng cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến năm học 2012 - 2013
Danh sách khen thưởng cá nhân đạt danh hiệu lao động xuất sắc năm học 2012-2013
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân