Danh mục
Cơ cấu tổ chức
Lịch công tác
Hoạt động chuyên môn
Công tác chủ nhiệm
Quản lý học sinh
Công tác bảo đảm
Hoạt động phong trào
Tuyển sinh
Góc học sinh
Kỳ thi THPT QG năm 2021
Trang thơ
Thủ tục hành chính
Giới thiệu sách
Thư viện điện tử
Thư viện điện tử
Hình ảnh
Liên kế website

Lời hay ý đẹp
Không có gì ngu bằng một người có giáo dục, nếu bạn loại bỏ những điều mà anh ta được giáo dục.
Không học một cái gì thì khỏi quên một cái gì cả.
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.
Sự giáo dục bắt đầu từ lòng mẹ, mỗi lời thốt ra cho đứa trẻ nghe dẫn tới việc tạo thành tính khí của chúng.
Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn.
Không có bóng tối, chỉ có sự ngu dốt thôi.
Kiến thức càng tăng, hoài nghi càng lắm.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình.
*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công!
Họ vẫn hoài thích nói "hình như"
Nhưng đôi khi biết nó là chắc chắn
Bởi chỉ nắm trong tay những điều chưa chắc chắn
Người ta thường hay nói "hình như"
“Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng.” – Benjamin Franklin
Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.” F. Engels (1820–1895)
Có những lời hứa cũng vẫn chỉ là lời hứa dù ta có mãi chờ đợi bởi người hứa đã không còn nhớ, nhưng nhờ có nó ta biết hi vọng và mong chờ.
Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở!
Thống kê
Lượt truy cập : 10364728
Đang trực tuyến : 792


 
 
Giảng dạy
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ, CẤP THCS

              

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC

MÔN ĐỊA LÍ, CẤP THCS

(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9  năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

1. Mục đích

 Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

2. Nguyên tắc

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.

(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành. 

(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.

(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.

3. Nội dung điều chỉnh

Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:

(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.

(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.

(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.

(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.

4. Thời gian thực hiện       

Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ  năm học 2011 - 2012.

5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung

- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.

- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như  sau:

+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.

+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.

- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.

          a) Lớp 6

 

STT

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Bài 2. Bản đồ. Cách vẽ bản đồ

9

Mục 1. Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy

Mục 2. Thu thập thông tin và dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Khái niệm bản đồ dòng 9, 10 từ trên xuống trang 11

Không dạy

 

 

Không dạy

 

 

Chuyển sang dạy ở bài 3

2

Bài 6. Thực hành. Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học

20

Cả bài

Không dạy

3

Bài 7. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả

21

Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập

Không yêu cầu HS trả lời

4

Bài 8. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

25

Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập

Không yêu cầu HS trả lời

5

Bài 11. Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất

34

Câu 3

Không yêu cầu HS làm

6

Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

55

Câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập

Không yêu cầu HS trả lời

7

Bài 19. Khí áp và gió trên Trái Đất

58

Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập

Không yêu cầu HS trả lời

8

Bài 21. Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

65

Câu 2 và 3

Không yêu cầu HS làm

         b) Lớp 7

STT

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Bài 1. Dân số

3

Mục 3. Sự bùng nổ dân số: từ dòng 9 đến dòng 12 "Quan sát..... Tại sao?"

Không dạy

2

Bài 4. Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi

13

Câu 1

Không yêu cầu HS làm

3

Bài 5. Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm

15

Câu hỏi 4 phần câu hỏi và bài tập

Không yêu cầu HS trả lời

4

Bài 8. Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng

26

Cả bài

Không dạy

5

Bài 9. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

30

Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập

Không yêu cầu HS trả lời

6

Bài 12. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng

39

Câu 2 và 3

Không yêu cầu HS làm

7

Bài 18. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa

59

Câu 2

Câu 3

Không yêu cầu HS làm

Không yêu cầu vẽ biểu đồ, GV hướng dẫn HS nhận xét và giải thích.

8

Bài 24. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi

77

Cả bài

Không dạy

9

Bài 29. Dân cư, xã hội châu Phi

89

Mục 1. Lịch sử và dân cư; phần a: Sơ lược lịch sử

Không dạy

10

Bài 43. Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ

131

Mục 1. Sơ lược lịch sử

Không dạy

 

         c) Lớp 8

STT

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Bài 2. Khí hậu châu Á

7

Câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập

Không yêu cầu HS trả lời

2

Bài 5. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

16

Câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập

Không yêu cầu vẽ biểu đồ, GV hướng dẫn HS nhận xét

3

Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Á

21

Phần 1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu Á

Câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập

Không dạy

 

Không yêu cầu HS trả lời

4

Bài 13. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đông Á

44

Câu hỏi 2 phần câu hỏi và bài tập

Không yêu cầu HS trả lời

5

Bài 18. Thực hành: Tìm hiểu Lào và       Cam-pu-chia

62

Mục 3. Điều kiện xã hội, dân cư

Mục 4. Kinh tế

Không yêu cầu HS làm

Không yêu cầu HS làm

6

Bài 19. Địa hình với tác động của nội, ngoại lực

66

Cả bài

Không dạy

7

Bài 20. Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất

70

Cả bài

Không dạy

8

Bài 21. Con người và môi trường địa lí

74

Cả bài

Không dạy

9

Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

81

Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập

Không yêu cầu HS trả lời

10

Bài 26. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

96

Mục 2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta

Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập

Không dạy

 

Không yêu cầu HS trả lời

11

Bài 41. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

140

Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập

Không yêu cầu HS trả lời

12

Bài 44. Thực hành: Tìm hiểu địa phương

153

Cả bài

 GV hướng dẫn HS chọn một địa điểm tại địa phương và tìm hiểu theo dàn ý sau:

1. Tên địa điểm, vị trí địa lí

2. Lịch sử phát triển

3. Vai trò ý nghĩa đối với địa phương

 

         d) Lớp 9

STT

Bài

Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

19

Mục I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới

Không dạy

2

Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản

33

Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập

Thay đổi câu hỏi thành vẽ biểu đồ hình cột

3

Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp

42

Mục II. Các ngành công nghiệp trọng điểm ; phần 3 : Một số ngành công nghiệp nặng khác

Câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập

Không dạy

 

 

Không yêu cầu HS trả lời

4

Bài 44. Thực hành : Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương

151

Cả bài

Không dạy

        

 

 

 

 

 

6. Hướng dẫn khung phân phối chương trình

               a) Lớp 6

- Tổng số : 26 bài : 22 bài lí thuyết + 4 bài thực hành.

- Học kì I : 19 tuần (1 tiết/tuần) kết thúc ở bài 14 : Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo).

- Học kì II : 18 tuần (1 tiết/tuần) : các bài còn lại.

b) Lớp 7

- Tổng số : 59 bài : 49 bài lí thuyết + 10 bài thực hành.

- Học kì I : 19 tuần (2 tiết/tuần) kết thúc ở bài 33 : Các khu vực châu Phi (tiếp theo).

- Học kì II : 18 tuần (2 tiết/tuần) : các bài còn lại.

c) Lớp 8

- Tổng số : 41 bài : 33 bài lí thuyết + 8 bài thực hành.

- Học kì I : 19 tuần (1 tiết/tuần) kết thúc ở bài 13 : Tình hình phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đông Á.

- Học kì II : 18 tuần (2 tiết/tuần) : các bài còn lại.

d) Lớp 9

- Tổng số : 43 bài : 33 bài lí thuyết + 10 bài thực hành.

         - Học kì I : 19 tuần (2 tiết/tuần) kết thúc ở bài 30 : Thực hành : So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

- Học kì II : 18 tuần (1 tiết/tuần) : các bài còn lại./.

 

_________________________



Tin khác
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ, CẤP THCS
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN THỂ DỤC, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC, CẤP THPT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ, CẤP THPT
 
Thông báo mới
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG KHỐI 7, 8, 9, 11 NĂM HỌC 2024 - 2025
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Chương trình tiếng anh bổ trợ THPT theo chuẩn đầu ra IELTS
Chương trình tiếng anh bổ trợ theo chuẩn đầu ra Cambridge
THÔNG BÁO TUYỂN SINH Chương trình tiếng Anh bổ trợ với Giáo viên Nước ngoài
THỜI GIAN BIỂU CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ
Hướng dẫn công dân đăng ký giải quyết thủ tục chuyển trường ngoại tỉnh qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
Video - clip
Giới thiệu tác phẩm "Võ Thị Sáu con người và huyền thoại" Lớp 11D1 trường Trần Quốc TuấnTQT
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GẶP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11. 2021
BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG TRỌN NIỀM TIN
Chúc Mừng Năm Mới Nước CHDCND Lào 2021
Chuyên đề: " Nói không với thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện"
Xem thêm
 


Copyright by Trường THCS - THPT Trần Quốc Tuấn


loét bàn chân